Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Nhằm giúp các bạn thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2015, VnDoc xin giới thiệu đề thi ...
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Nhằm giúp các bạn thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2015, VnDoc xin giới thiệu đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa. Tài liệu này bao gồm đề thi và lời giải chi tiết, giúp các bạn tự ôn luyện dễ dàng. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Toán trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI QG Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút |
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... | Mã đề thi 245 |
Câu 1: Nung m gam bột nhôm trong lượng lưu huỳnh dư (không có không khí) một thời gian. Sản phẩm thu được cho tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí. Giá trị của m là:
A. 7,08 gam B. 8,1 gam C. 10,8 gam D. 5,4 gam
Giải: Thu được hỗn hợp khí → Al dư. Viết phương trình hóa học tính được số mol của Al bằng 2/3 số mol khí → Đáp án C
Câu 2: Dung dịch X chứa 5 ion: Cl- (0,1 mol); NO3- (0,2 mol); Mg2+; Ca2+ và Ba2+. Thêm dần V ml dd K2CO3 1M vào dd X cho đến khi lượng kết tủa thu được lớn nhất. Giá trị của Vlà:
A. 250ml. B. 200ml C. 300ml D. 150ml
Giải:
Số mol cation = ½ số molanion = 1/2(0,1+0,2) = 0,15 (mol).
Số mol cation = số mol CO32- = 0,15 mol → V = 0,15/1 = 0,15 (lít) = 150ml
Đáp án D
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag vào dung dịch chứa duy nhất chất tan Y dư, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thì thu được duy nhất kết tủa là Ag với khối lượng đúng bằng khối lượng Ag trong hỗn hợp X. Chất tan Y là:
A. Cu(NO3)2 B. AgNO3 C. FeCl3 hoặc AgNO3. D. FeCl3
Giải: Khối lượng Ag kết tủa đúng bằng khối lượng Ag trong X → dễ dàng chọn đáp án D
Câu 4: Dãy gồm các chất đều có tính lưỡng tính là:
A. ZnCl2; AlCl3; NaAlO2; NaHCO3; H2NCH2COOH.
B. Al; NaHCO3; NaAlO2; ZnO; Be(OH)2.
C. AlCl3; H2O; NaHCO3; Zn(OH)2; ZnO
D. H2O; Zn(OH)2; CH3COONH4; H2NCH2COOH; NaHCO3
Giải: Có thể dùng phương pháp loại trừ. Đáp án D
Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch:
A. HCl B. AlCl3 C. AgNO3 D. CuSO4
Giải: Dãy điện hóa kim loại → Đáp án C
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 2,55 gam hỗn hợp X gồm MgO; CaO và Fe2O3 trong 500ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ) thu được dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 6,55 gam B. 5,06 gam C. 5,65 gam D. 6,05 gam
Giải: Số mol H2SO4 luôn bằng số mol H2O → Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng → Đáp án A
Câu 7: Cô cạn dd X chứa các ion Mg2+; Ca2+; K+ và HCO3-, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm:
A. MgCO3; K2O và CaO
B. MgO; K2O và CaO
C. K2O; MgCO3 và CaCO3
D. MgO; CaO và K2CO3
Giải: Muối CO32- của kim loại kiềm không phân hủy. → Đáp án D
Câu 8: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là:
A. amino axit B. -amino axit C. este D. axit cacboxylic
Giải: Do cấu tạo của các protein đơn giản → Đáp án B
Câu 9: Oxi hóa 0,16 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic, 1 andehit, ancol dư và H2O. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 19,44 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là:
A. 15%. B. 31,25%. C. 62,5%. D. 40%.
Giải:
RCOOH: x mol
RCHO: y mol
RCH2OH: z mol
H2O: (x + y) mol
→ BTmolC = (x + y +z) = 0,16/2 = 0,08 mol
nH2 = 0,045 mol = 2x + y + z = 0,045 . 2 = 0,09
Số mol Ag = 0,18 mol → X là CH3OH → 2x + 4y = 0,18 → y = 0,04
% khối lượng CH3OH bị oxi hóa = (0,04 + 0,01)/0,08 . 100% = 62,5 % = 0,08
Câu 10: Chia V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm axetilen và hidro thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 9 gam nước. Dẫn phần 2 qua ống sứ đựng bột Ni đun nóng, thu được khí X. Dẫn X lần lượt qua dd dư AgNO3/NH3 và dd dư brom đựng trong các bình A và B nối tiếp. Ở bình A thu được 12 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí Y đi ra từ bình B được 4,5 gam nước. Giá trị của V và số mol brom đã phản ứng tối đa trong bình B lần lượt là
A. 11,2 lít và 0,2 mol. B. 22,4 lit và 0,1 mol. C. 22,4 lit và 0,2 mol. D. 11,2 lit và 1,1 mol.
Giải: Từ phần 1 (C2H2, H2) cháy thu được 9 gam → cả 2 phần có 9x2:18 = 1mol H2O
n(C2H2, H2) = n(H2O) → V = 22,4 lit
Trong X (Gồm:C2H2, C2H4, C2H6, H2): Số mol (C2H2) = Số mol C2Ag2 = 12: 240 = 0,05
Trong Y (C2H6, H2): Số mol(C2H6) = Số mol(CO2)/2 = 0,1 : 2 = 0,05
Số mol Br2 pư = Số mol C2H4 =
[Số molH (hh đầu) – Số molH (trong hh Y) – số molH (C2H2 trong X)] : 4 =
[1 – 4,5:18 x2 – 0,05x2]: 4 = [1 – 0,5 – 0,1]: 4 = 0,1mol → Đáp án B