14/01/2018, 15:39

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3) Đề kiểm tra KSCL môn Văn lớp 10 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 ...

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 (Lần 3)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10

 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, có đáp án chi tiết đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối năm lớp 10 hiệu quả.

Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 môn Toán lớp 10 trường THPT Thạch Thành 1, Thanh Hóa năm 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa năm học 2015 - 2016 (Lần 2)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI 2

ĐỀ KIỂM TRA LỚP CHẤT LƯỢNG CAO LẦN 3

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn 10

Ngày kiểm tra: 13 tháng 3 năm 2016

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Vào khoảng 13h, ngày 4/12/2013 tại Đồng Nai, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) lái xe tải chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger gặp tai nạn. May mắn sự cố không gây thiệt hại về người nhưng cả ngàn thùng bia trên xe đã đổ tràn ra quốc lộ. Lập tức, những người "hôi của" tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ... Đông nghẹt người tập trung kín tại hiện trường để "hôi của" và không ai dừng lại hành vi đáng xấu hổ này dù tài xế van xin, gào khóc thảm thiết. Một số người còn dọa đánh khi bị tài xế ngăn lại. Hậu quả là chỉ sau khoảng 15 phút, số lượng lớn bia bị rớt xuống đường đã bị mọi người hốt sạch! ..."

(Nguồn: Https://Đọc báo.vn, ngày 06/12/2013)

  1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó (1,0 điểm).
  2. Từ "hôi của" được sử dụng trong văn bản có nghĩa là gì? Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm)
  3. Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10- 12 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự vô cảm của con người trong cuộc sống hiện nay. (1,0 điểm).

Câu II (7,0 điểm): Thuyết minh tư tưởng nhân nghĩa trong phần mở đầu Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:

"Việc nhân nghĩa....
Chứng cớ còn ghi"

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10

Câu I (3,0 điểm): Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn.

2. Từ hôi của có nghĩa: lợi dụng lấy của cải của người khác nhân lúc lộn xộn

Ý nghĩa: Cảnh báo, phê phán về sự tham lam và vô cảm của con người trong xã hội.

3. Hình thức: Viết đúng quy ước đoạn văn và số câu mà đề quy định.

Nội dung: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về sự vô cảm của con người trong cuộc sống hiện nay, nhưng cần làm rõ:

  • Vô cảm là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của con người đối với người khác và trước hoàn cảnh của người khác.
  • Biểu hiện của sự vô cảm trước hoàn cảnh đáng thương của người khác ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại.
  • Cần lên án, phê phán lối sống vô cảm.

Câu II (7,0 điểm): Thuyết minh tư tưởng nhân nghĩa trong phần mở đầu Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:

1. Đặt vấn đề (0,5 điểm)

  • NT là tác giả lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là nhà văn chính luận đầu tiên của Việt Nam.
  • Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo và đoạn trích.

2. Giải quyết vấn đề: Thuyết minh tư tưởng nhân nghĩa (6,0 điểm)

  • Tác giả khẳng định nguyên lí nhân nghĩa lấy ra từ quan niệm của Nho giáo- yếu tố tích cực nhất là yên dân và trừ bạo. Qua đó thể hiện nội dung, tư tưởng dân tộc: nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược. Người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ cần giành lại được đất nước, "trừ bạo" là trừ kẻ bạo tàn, quân xâm lược.
  • Tác giả khẳng định chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt, đây cũng là vấn đề thuộc về chính nghĩa. Tác giả đã phác hoạ một hình tượng hoàn chỉnh về dân tộc: ý thức dân tộc trong BNĐC hoàn thiện hơn và sâu sắc hơn so với giai đoạn trước. Hoàn thiện hơn vì tg đề cập tới năm yếu tố cơ bản là văn hiến, lãnh thổ biên giới, lịch sử, phong tục, chủ quyền làm nên một quốc gia độc lập. Lí luận của NT sâu sắc ở chỗ đã đề cập tới những hạt nhân cơ bản của đất nước là văn hiến, truyền thống lịch sử. Nó góp phần ngăn chặn âm mưu xâm lựơc của giặc Minh.
  • Nghệ thuật khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua các từ ngữ, tác giả sử dụng nó để nói lên tính chất vốn có từ lâu đời. Nghệ thụât so sánh khi đặt Đại Việt ngang hàng với phương Bắc về trình độ tổ chức quốc gia, luôn có sự kết hợp giữa lập luận soi sáng và dẫn chứng.
  • NT nêu nguyên lí chính nhĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ noọi dung bài cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa của NT, có hai nội dung chính được nêu lên: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.
  • TT nhân nghĩa là tư tưởng có tính chất phổ biến, mặc nhiên được thừa nhận thời bấy giờ. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa là yên dân trừ bạo, tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Đặt trong hoàn cảnh viết BNĐC thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, theo NT, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.
  • Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó.
  • Sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập,có chủ quyền của nước Đại Việt. Chân lí này có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử. Bản dịch đã cố gắng lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước ĐV tồn tại độc lập bằng các từ từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác.
  • NT đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có......

3. Kết luận (0,5 điểm)

  • Khẳng định lại vị trí của đoạn trích.
0