14/01/2018, 15:19

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 2)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 2) Đề kiểm tra KSCL môn Sử lớp 10 Đề thi KSCL môn Sử lớp 10 có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ...

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 2)

Đề thi KSCL môn Sử lớp 10

có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức môn Sử lớp 10, từ đó hệ thống lại kiến thức hiệu quả.

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2013 - 2014

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

(Đề thi có 01 trang)

────────

KỲ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

───────────────────

Câu 1. (2,0 điểm).

Nêu những điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường.

Câu 2. (2,0 điểm).

Có đúng hay không khi cho rằng: "Nét đặc sắc nổi bật trong thời kỳ Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ"? Giải thích tại sao?

Câu 3. (2,0 điểm).

Hãy làm rõ sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Câu 4. (2,0 điểm).

Phân tích nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.

Câu 5. (2,0 điểm).

Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Đáp án đề thi KSCL môn Sử lớp 10

Câu 1: Nêu những điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường.

  • Về chính trị:
    • Năm 618, Lý Uyên lập nhà Đường (618 - 907). Đây là thời kỳ phát triển cao nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc.
    • Tăng cường bộ máy cai trị đến các địa phương, cử chức tiết độ sứ, mở khoa thi chọn người ra làm quan... Về đối ngoại: Mở rộng xâm lược: Nội Mông, Tây vực, Triều Tiên, An Nam..
  • Kinh tế: Phát triển toàn diện; chế độ quân điền,... sản xuất nông nghiệp, TCN... nhiều trung tâm dệt nổi tiếng, làm gốm sứ... buôn bán với nhiều nước...
  • Văn hoá: Đạt nhiều thành tựu rực rỡ: thơ Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị); Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân...

Câu 2: Có đúng hay không khi cho rằng: "Nét đặc sắc nổi bật trong thời kỳ Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ"? Giải thích tại sao?

Nét đặc sắc nổi bật trong thời kỳ Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là hoàn toàn đúng.

Giải thích.

  • Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn thống nhất lại, bước vào thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta. Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua... Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
  • Tôn giáo: Đạo Phật ra đời và được truyền bá dưới thời vua A-sô-ca... Cùng với sự truyền bà Phật giáo và lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang, pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá... Đạo Hin-đu được ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn... Người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh...
  • Chữ viết: xuất hiện sớm, như chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có khoảng 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi, rồi sáng tạo thành chữ Phạn..., chữ Pa-li dùng viết kinh Phật.
  • Văn học truyền thống phát triển, tiêu biểu với hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na... và các tác phẩm của Ka-li-đa-sa...
  • Kiến trúc đền chùa, lăng mộ, nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hinđu giáo qua các thời kỳ, các phong cách, kiểu dáng...
  • Các giá trị văn hóa truyền thống được truyền bá ra bên ngoài... nhất là sang khu vực Đông Nam Á.

Câu 3: Hãy làm rõ sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

  • Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt, tiêu biểu: Đại Việt, Ăng co, Pagan, Lan Xang, Su khô thay, Campuchia ...
  • Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên...
  • Văn hóa dân tộc cũng dần được hình thành, gắn liền với quá trình xác lập các "quốc gia dân tộc". Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người với giá trị tinh thần độc đáo...

Sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á...

  • Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái. Biểu hiện: khủng hoảng về kinh tế và chính trị..., các cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà nước phong kiến; sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực.

Câu 4: Phân tích nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.

Sự ra đời.

  • Từ thế kỷ XI, lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi: Nông nghiệp phát triển, sản phẩm phong phú, thừa thãi... Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ... Nhiều thợ thủ công có thể bỏ sản xuất nông nghiệp để chuyên sống bằng sản phẩm trao đổi với nông dân...
  • Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp...Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi các lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốn... Họ tìm đến các ngã ba đường, các bến sông, bến cảng, tu viện hoặc các thành phố cổ để định cư. Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày càng nhiều. Lúc đầu chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển thành các thành thị...

Vai trò.

  • Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển
  • Thành thị còn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất nhất quốc gia, dân tộc.
  • Thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu...

Câu 5: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Hoàn cảnh ra đời.

  • Bước vào thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế của các nước Tây Âu có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành từ trong lòng chế độ phong kiến. Khoa học - kỹ thuật có những tiến bộ giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.
  • Giai cấp tư sản ra đời song những thành tựu về văn hóa từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII không đáp ứng được nhu cầu của họ. Ngược lại, họ còn chịu sự ràng buộc bởi hệ tư tưởng khắt khe của giáo hội Thiên Chúa. Do vậy, giai cấp tư sản cần phải có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình, để đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội.
  • Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra mạnh mẽ, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi trở thành hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ.
  • Giai cấp tư sản nhìn thấy trong tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp, Rôma có những điều phù hợp với mình, nên đã phục hồi tinh hoa văn hóa cổ đại, đấu tranh để xây dựng một xã hội dựa trên nhân bản và tự do, một nền văn hóa mới. Bắt đầu từ Italia, phong trào Văn hóa Phục hưng nhanh chóng lan rộng khắp các nước Tây Âu và trở thành trào lưu rộng lớn.

Ý nghĩa

  • Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến suy tàn.
  • Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đánh bại tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội; đề cao những giá trị tốt đẹp của con người...; cổ vũ và mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa của loài người.
0