Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn Địa có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 có đáp án đi kèm. Đây là tài ...
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12
có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Địa lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn nâng cao kiến thức Địa lý, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THPT hiệu quả.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 năm học 2014 - 2015 tỉnh Tây Ninh
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2012 - 2013 môn Địa lý - Có đáp án
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Họ và tên:………….. Số báo danh................ |
KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2014-2015 Khóa ngày 17 - 03 - 2015 Môn: ĐỊA LÍ Lớp 12 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Chứng minh lớp vỏ địa lý có tính tổng hợp và phát triển. Tại sao khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được những thay đổi của chúng?
b. Nêu những nguyên nhân chính gây nên các luồng di chuyển dân cư. Gia tăng cơ học ảnh hưởng như thế nào đến dân số?
Câu 2 (1,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta trong thời kì từ tháng V đến tháng X.
b. Giải thích vì sao mùa khô ở khu vực phía Bắc không sâu sắc như ở khu vực phía Nam?
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm phân bố các dân tộc ít người của nước ta. Liên hệ sự phân bố các dân tộc ít người ở tỉnh Quảng Bình.
b. Tại sao nói sự đa dạng về thành phần dân tộc là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
Câu 4 (2,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
b. Giải thích vì sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991 – 2013
Năm |
Số dự án |
Vốn đăng kí (triệu USD) |
Trong đó: vốn thực hiện (triệu USD) |
1991 |
152 |
1292 |
329 |
1997 |
349 |
5955 |
3115 |
2000 |
391 |
2839 |
2414 |
2006 |
987 |
12004 |
4100 |
2010 |
1237 |
19886 |
11000 |
2013 |
1530 |
22352 |
11500 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991 – 2013.
b. Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta giai đoạn trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Chứng minh lớp vỏ địa lí có tính tổng hợp và phát triển. Tại sao khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được những thay đổi của chúng?
- Lớp vỏ địa lí có tính tổng hợp và phát triển
- Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ thành phần: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Các lớp vỏ này xâm nhập và tác động lẫn nhau, trao đổi vật chất và năng lượng tạo ra thể thống nhất hoàn chỉnh.
- Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ thành phần có những quy luật vận động và phát triển riêng, nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của các lớp vỏ khác, nên lớp vỏ địa lí cũng phải vận động và phát triển.
- Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được những thay đổi
- Các thành phần tự nhiên trên TĐ đều có mối quan hệ chặt chẽ, chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập, các thành phần luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng, gắn bó mật thiết để tạo thành chỉnh thể.
- Khi tác động vào một thành phần, sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác, vì thế có thể dự báo được sự thay đổi của tự nhiên, để từ đó có hướng khai thác tự nhiên một cách hợp lí.
b. Nêu những nguyên nhân chính gây nên các luồng di chuyển dân cư. Di chuyển dân cư ảnh hưởng như thế nào đến dân số?
- Nguyên nhân gây nên sự chuyển cư là do "lực hút và lực đẩy" tại vùng xuất nhập cư và các nguyên nhân khác
- Các nguyên nhân lực hút đến vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập khá, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống, môi trường xã hội tốt hơn...
- Các nguyên nhân là lực đẩy dân cư ra khỏi vùng cư trú do điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, đất đai canh tác ít, bạc màu, thiếu cơ sở dịch vụ.
- Nguyên nhân khác: chiến tranh, hợp lí hóa gia đình, chính sách của Nhà nước...
- Gia tăng cơ học ảnh hưởng đến dân số
- Trên toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân; còn trong từng khu vực, quốc gia, địa phương làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi giới và các hiện tượng kinh tế xã hội.
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta .....
- Từ tháng V – X nước ta chịu tác động của hai luồng gió cùng hướng Tây Nam: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương (TBg) và Tín phong Nam bán cầu.
- Đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ vịnh Bengan di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây hiệu ứng phơn cho ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc.
- Giữa và cuối hạ, Tín phong Nam bán cầu hoạt động mạnh, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ, Tây Nguyên, kết hợp với dải HTNĐ gây mưa cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, gió này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
b. Vì sao mùa khô ở khu vực phía Bắc không sâu sắc như ở khu vực phía Nam?
- Mùa khô phổ biến trên địa bàn cả nước vào khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV năm sau (trừ khu vực duyên hải Miền Trung).
- Ở khu vực phía Bắc, có sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc theo từng đợt, khi các đợt gió lạnh từ áp cao Xibia tràn về xuất hiện frông lạnh làm nhiễu động thời tiết, gây mưa. Đặc biệt cuối mùa đông gió mùa ĐB qua biển biến tính, tăng ẩm gây mưa phùn làm giảm tính khắc nghiệt của mùa khô.
- Ở khu vực phía Nam, thời gian này có sự hoạt động thịnh hành của tín phong BBC với bản chất khô, nóng kết hợp với các nhân tố gây mưa yếu, thời tiết ổn định không mưa tạo nên mùa khô sâu sắc.
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm phân bố các dân tộc ít người của nước ta. Liên hệ sự phân bố các dân tộc ít người ở Quảng Bình.
- Đặc điểm phân bố các dân tộc ít người của nước ta
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du là địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng
- Các khu vực phân bố:
- Trung du miền núi Bắc Bộ các dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Mông..
- Trường Sơn - Tây Nguyên: Ê- đê, Cơ-ho, Gia-rai...
- Vùng cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơ-me, Hoa..
- Các dân tộc ít người không có địa bàn cư trú riêng rẽ mà xen kẽ nhau, mỗi dân tộc thường cư trú đan xen với các dân tộc khác ở các khu vực khác nhau.
- Liên hệ Quảng Bình
- Có 2 dân tộc chính: Chứt, Bru-Vân Kiều, ngoài ra còn có các dân tộc như Thổ, Thái, Paco..
- Địa bàn phân bố: Dân tộc Chứt phân bố chủ yếu ở hai huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa, các xã miền tây Bố Trạch; dân tộc Bru- Vân Kiều phân bố chủ yếu ở một số xã miền núi huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, một ít ở Bố Trạch.
b. Tại sao nói sự đa dạng về thành phần dân tộc là nguồn lực quan trọng ...
- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên sự đa dạng về kinh nghiệm SX, các hoạt động kinh tế, bản sắc văn hóa, các dân tộc đoàn kết tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
- Vì phân bố chủ yếu ở địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, an ninh quốc phòng nên các dân tộc ít người có vai trò quan trọng trong việc và bảo vệ đất nước.
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta.
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta vì:
- Có vị trí địa lí quan trọng:
- Tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, bước đệm chuyển từ khu vực miền núi ra vùng biển, mở ra khả năng khai thác vịnh Bắc Bộ.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm hành chính, dịch vụ vào loại lớn nhất nước ta.
- Có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế:
- Tự nhiên: Đất đai, khí hậu, nguồn nước (pt)
- Kinh tế xã hội: Dân cư – lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt có đầu mối giao thông vận tải tầm quốc gia.
- Thành tựu về kinh tế:
- Đóng gớp 23% trong GDP cả nước
- Nông nghiệp: vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 2 cả nước, thế mạnh SX cây lương thực, thực phẩm vụ đông, cây công nghiệp, chăn nuôi.
- Công nghiệp: tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, cơ cấu công nghiệp đa ngành, 2 trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng.
- Dịch vụ: phát triển mạnh đặc biệt thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, du lịch...
b. Giải thích vì sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?
- Có vị trí địa lí thuận lợi, kết cấu hạ tầng tốt, nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao. Thị trường tiêu thụ rộng lớn; kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác.
- Các nguyên nhân khác (đổi mới cơ chế quản lí, năng động, thích ứng với cơ chế thị trường, sự có mặt của một số tài nguyên...)
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ thích hợp: Cột chồng kết hợp với đường (cột chồng thể hiện vốn đăng kí, trong đó có vốn thực hiện; đường thể hiện số dự án)
- Yêu cầu:
- Chính xác về khoảng cách năm
- Có chú giải, tên biểu đồ
- Số liệu chính xác, biểu đồ đẹp.
(Sai dạng biểu đồ không tính điểm, thiếu mỗi nội dung trên trừ 0,25)
b. Nhận xét và giải thích
- Nhận xét
- Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta giai đoạn trên có xu hướng tăng: số dự án, vốn đăng kí và vốn thực hiện đều tăng (dc)
- Sự gia tăng về vốn có sự khác nhau theo từng giai đoạn: tăng ở giai đoạn 1991-1997, giảm đoạn 1997-2000 sau đó tăng lên (dc)
- Giải thích
- Tình hình đầu tư vào nước ta xu hướng tăng vì nước ta đang trong quá trình đổi mới, có nhiều chính sách thu hút đầu tư, là thị trường mới có nhiều hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài...
- Có sự khác nhau theo từng giai đoạn do sự thay đổi chính sách trong nước, ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau từ đầu tư bên ngoài, giai đoạn 1997-2000 giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới năm 1997.
Lưu ý: nếu thí sinh trình bày theo cách khác so với hướng dẫn chấm, nhưng đúng về nội dung vẫn cho điểm tối đa.