14/01/2018, 19:56

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì II môn Văn lớp 11 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án đi kèm ...

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11

có đáp án đi kèm dành cho các em tham khảo, giúp các em kiểm tra lại kiến thức của mình và có thêm tài liệu chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.

Bài tập ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 phần đọc - hiểu

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

 

ĐỀ THI HỌC KỲ II

MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11

Ngày thi: 06/05/2016

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Họ đã lấy thân mình làm cột mốc
Chặn quân thù trên biển đảo quê hương

Có nơi nào như Đất nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển

(Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó. (1.0 điểm)

Câu 2. Hình tượng người người chiến sĩ được hiện lên qua những từ ngữ, chi tiết nào? Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng đó? (1.0 điểm)

Câu 3. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

Câu 4. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của anh/chị khi đọc văn bản trên. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN: (6.0 điểm)

Nhận xét về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng:

Đó là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng Cộng sản.

Anh/ chị hãy phân tích hai khổ thơ sau của bài thơ Từ ấy để làm sáng tỏ nhận xét trên.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

(TríchTừ ấy – Tố Hữu, Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2, NXB GD)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1. HS chỉ ra được 1 trong số các biện pháp tu từ sau: (chỉ ra biện pháp và từ chứa biện pháp: 0,5; nêu tác dụng: 0,5)

  • Điệp cấu trúc:
    • "Họ đã lấy ... làm" -> sự hi sinh quên mình vì Tổ quốc của người chiến sĩ nơi biển đảo.
  • So sánh
    • "có nơi nào" với "đất nước chúng ta" -> tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc...
  • Ẩn dụ, số từ:
    • "ngàn chương sử đỏ" -> lịch sử dài lâu, truyền thống yêu nước vẻ vang, anh dũng của dân tộc
  • Số từ: "vạn người con quyết tử" -> tinh thần anh hùng, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam
  • Ẩn dụ:
    • "sóng dữ" -> bờ cõi của đất nước, biển đảo quê hương đang bị kẻ thù rình rập, xâm lấn.
  • Hoán dụ:
    • "lấy ngực mình làm lá chắn", "lấy thân mình làm cột mốc" -> sự hi sinh dũng cảm của người lính đảo, hình dáng của họ đã trở thành dáng hình Tổ quốc.

(Nếu hs phát hiện ra được những biện pháp tu từ khác chưa có trong đáp án nhưng đúng kĩ năng, các thầy cô vui lòng vẫn cho điểm!)

Câu 2. Hình tượng người lính:

  • Hiện lên qua những từ ngữ: "lấy ngực mình làm lá chắn", "lấy thân mình làm cột mốc", "vạn người con quyết tử","vẫn ngày đêm bám biển" (0,5 điểm)
  • Cảm nhận của hs:
    • Hình tượng người lính cao đẹp, anh hùng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. (0,5 điểm)

Câu 3. Thể thơ tự do (0.5 điểm)

Câu 4. PCNN nghệ thuật (0.5 điểm)

Câu 5. Nội dung (0.5 điểm)

Hình thức (0.5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN: (6.0 điểm)

I. Mở bài (0.5 điểm)

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu luận đề
  • Trích dẫn thơ khổ 1, 2

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát (0.5 điểm)

  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề...

2. Nội dung

  • Tâm trạng vui sướng, say mê của Tố Hữu khi bắt gặp được ánh sáng lí tưởng Cách mạng. (2.0 điểm)
  • Sự chuyển biến mới mẻ, tiến bộ, tích cực trong nhận thức của người thanh niên Cộng sản. (2.0 điểm)

3. Nghệ thuật (0.5 điểm)

  • Bài thơ có cấu trúc ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, giàu nhạc điệu
  • Vận dụng linh hoạt, đa dạng các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, điệp từ....

III. Kết bài (0.5 điểm)

  • Đánh giá giá trị nghệ thuật, nội dung đoạn trích.
0