Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc Đề thi thử đại học môn Văn năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 nói chung cũng ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 nói chung cũng như các bạn ôn thi Đại học khối C, D ôn thi tốt môn Văn, VnDoc.com xin gửi đến các bạn đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc để các bạn tham khảo và ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi. Đề thi có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn chủ động và linh hoạt khi luyện đề. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
Làm bài trực tuyến:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC |
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. |
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
...
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
...
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002)
1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
(1) Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều người không tin. Làm sao để tin được bởi vì chữ "nghề" được hiểu là công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo cho cuộc sống bản thân, gia đình. Nên nói làm từ thiện là "đi cho" chứ ai lại "cá kiếm" bao giờ.
(2) Chuyện tưởng nghe chừng vô lý, là khó xảy ra, nhưng nó lại là sự thật, thậm chí xuất hiện nhan nhản cứ như "nấm mọc sau mưa" trên... mạng xã hội Facebook. Mạng thì tưởng là ảo, nhưng chuyện là thật và tiền là thật của trò kiếm sống bằng nghề "làm từ thiện" online.
... (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ, đang suy tính hay đang lọc lừa bằng cách "lấy từ thiện làm nghề mưu sinh", ắt hẳn chưa bao giờ có được một giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là những người đáng thương hơn cả những người có số phận không may, kém may mắn, phải không các bạn?
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015)
5. Văn bản trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào?
6. Chỉ ra giọng điệu và thái độ của tác giả trong đoạn (1).
7. Thao tác lập luận trong đoạn (3) là gì?
8. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau: Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:
Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Bình Thạnh, Tây Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Những phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
2. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: So sánh
- Nêu tác dụng: Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc.
3. Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.
4. - Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
- Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.
5. Văn bản thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ: Báo chí.
6. - Giọng điệu: Mỉa mai, châm biếm.
- Thái độ: Bất bình, khinh miệt,...
7. Thao tác lập luận trong đoạn (3) : Bình luận.
8. Cấu tạo ngữ pháp...
- Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn: Chủ ngữ
- là một trong những điều độc ác: Vị ngữ
- Thuộc kiểu câu đơn.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Con người cần phải thoát khỏi thế giới ảo để sống với cuộc đời thực.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Giải thích
- Điện thoại, máy tính là những phương tiện thiết yếu phục vụ nhu cầu giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm, khai thác thông tin... trong cuộc sống hiện đại.
- Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại là một thông điệp giàu ý nghĩa, giúp con người thoát ra khỏi cuộc sống ảo và sống với cuộc đời thực.
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân, tác động của hiện tượng
- Con người trong thời đại ngày nay đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số. Mạng xã hội đã trở thành một phần của đời sống hiện đại, nhất là giới trẻ.
- Vì sao con người đắm chìm trong thế giới ảo? Vì cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị nên con người dễ bị cuốn hút về phía ấy...
- Đắm chìm trong thế giới ảo để lại hậu quả rất nghiêm trọng với cuộc sống thực của con người: Họ không quan tâm tới thế giới thực tại quanh mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube... họ tự cô lập mình với thế giới thực, nhiều hậu quả đau lòng có thể nảy sinh từ đây...
- Giải pháp
- Tắt điện thoại đi, gập máy tính lại sẽ giúp con người hòa nhập vào cuộc sống thực, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành mạnh, biết trân trọng những giá trị hiện hữu quanh ta, làm cho cuộc sống con người thực sự có ý nghĩa hơn.
- Mỗi người cần nhận thức rõ tác dụng của việc sử dụng công nghệ số và tác hại khi lạm dụng nó.
- Mở rộng, nâng cao vấn đề
- Xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống. Thời đại càng văn minh, con người càng không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet. Cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
- Bài học nhận thức và hành động
- Cần nhận thức được tầm quan trọng nếu sử dụng công nghệ thông tin hợp lí và những tác hại nguy hiểm nếu sử dụng không hợp lí; đồng thời, cần tích cực tham gia lao động, học tập, hoạt động, vui chơi lành mạnh để xây dựng, phát triển xã hội.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm) Dùng hiểu biết về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ ý kiến:
Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình của sông Hương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình
- Giải thích ý kiến:
- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dịu dàng, mềm mại, kín đáo...)
- rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.
- Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Phân tích vẻ đẹp sông Hương :
- Vẻ đẹp nữ tính:
- Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.
- Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.
=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...
- Rất mực đa tình:
- Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ... Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
- Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
- Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.
- Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...
- Vài nét về nghệ thuật:
- Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.
- Đánh giá:
- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.
- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.