Đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2015 môn Sinh – Sở GD Tây Ninh
các em theo dõi chi tiết bên dưới: ...
các em theo dõi chi tiết bên dưới:
Xem thêm:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: SINH HỌC 12 - THPT
Thời gian làm bài: 60 phút; (48 câu trắc nghiệm)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Từ Câu 1 đến Câu 32
Câu 1: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (trước khi xuất hiện sự sống) chưa có (hoặc có rất ít)
- A. hơi nước. B. amôniac (NH3) C. mêtan (CH4). D. ôxi.
Câu 2: Một quần xã ổn định thường có:
A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
B. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
C. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
D. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
Câu 3: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. B. Quan hệ cộng sinh
C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hội sinh
Câu 4: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
Câu 5: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. B. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. D. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
Câu 6: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
B. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
C. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Câu 7: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:
A. Ức chế - cảm nhiễm B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Hội sinh
Câu 8: Trong tự nhiên, nhân tố chủ yếu làm thay đổi kích thước quần thể là:
A. Mức sinh sản và tử vong. B. Sự xuất cư và nhập cư.
C. Mức tử vong và xuất cư. D. Mức sinh sản và nhập cư.
Câu 9: Giới hạn sinh thái gồm có
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.
B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
C. giới hạn dưới, giới hạn trên.
D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.
Câu 10: Động vật và thực vật lên cạn đầu tiên ở kỉ
A. Silua. B. Cambri. C. Đêvôn. D. Cacbon (Than đá).
Câu 11: Có các loại môi trường phổ biến là?
A. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. Môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 12: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
A. Kí sinh B. Ức chế cảm nhiễm C. Cộng sinh D. Hội sinh
Câu 13: Đặc điểm nổi bật nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ tứ?
A. Ổn định hệ động vật. B. Ổn định hệ thực vật.
C. Xuất hiện loài người. D. Sâu bọ phát triển mạnh.
Câu 14: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
Câu 15: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. Đường cong chữ S. B. Giảm dần đều. C. Tăng dần đều. D. Đường cong chữ J.
Câu 16: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn
A. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học.
B. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.
C. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.
D. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
Câu 17: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. Tăng dần đều. B. Đường cong chữ J. C. Đường cong chữ S. D. Giảm dần đều.
Câu 18: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm B. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh
C. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác D. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
Câu 19: Đại xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Trái Đất là:
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Thái cổ. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 20: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. khoảng gây chết.
C. giới hạn sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 21: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng B. Trùng roi sống trong ruột mối.
C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 22: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
D. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
Câu 23: Hiện nay diễn thế sinh thái chủ yếu diễn ra theo kiểu
A. Diễn thế thứ sinh B. Hầu như không xảy ra diễn thế
C. Diễn thế phân huỷ D. Diễn thế nguyên sinh
Câu 24: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào minh họa cho quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài là:
A. Dây tơ hồng và cây nhãn. B. Vi khuẩn cố định đạm và cây họ đậu.
C. Trùng roi sống trong ruột mối. D. Nhạn bể và cò.
Câu 25: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
B. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác
C. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
D. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 26: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. Kích thước bất ổn. B. Kích thước tối thiểu. C. Kích thước phát tán. D. Kích thước tối đa.
Câu 27: Di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất là:
A. cổ sinh vật học. B. hóa thạch. C. hóa thạch sống. D. sinh vật cổ.
Câu 28: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện
A. Biến động theo mùa B. Biến động tuần trăng.
C. Biến động không theo chu kì D. Biến động nhiều năm.
Câu 29: Một “ không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. ổ sinh thái. B. sinh cảnh. C. nơi ở. D. giới hạn sinh thái.
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng
A. cùng sống trong một nơi ở. B. có các ổ sinh thái trùng lặp nhau.
C. có mùa sinh sản trùng nhau. D. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.
Câu 31: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ tập với nhau (bầy đàn).
Câu 32: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. có sức sống trung bình. B. chết hàng loạt.
C. có sức sống giảm dần. D. phát triển thuận lợi nhất.
II. PHẦN RIÊNG:
Thí sinh chọn một trong hai phần riêng (A/ hoặc B/) để làm bài. Nếu làm cả hai phần (A/ và B/) sẽ không được tính điểm phần riêng.
A/ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Từ Câu 33 đến Câu 40
Câu 33: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Câu 34: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là:
A. Bọ que B. Cây cọ C. Cây sim D. Cá cóc
Câu 35: Tuổi sinh lí là:
A. Tuổi bình quân của quần thể.
B. Thời điểm có thể sinh sản.
C. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
D. Thời gian sống thực tế của cá thể.
Câu 36: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:
A. Cân bằng quần thể B. Khống chế sinh học C. Cân bằng sinh học D. Cạnh tranh cùng loài
Câu 37: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 38: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là:
A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế thứ sinh
C. Diễn thế phân huỷ D. Biến đổi tiếp theo
Câu 39: Tuổi quần thể là:
A. Tuổi thọ trung bình của cá thể. B. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. Thời gian sống thực tế của cá thể. D. Thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 40: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
B. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
B/ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Từ Câu 41 đến Câu 48
Câu 41: Hiện nay chỉ ở lục địa Úc mới có thú mỏ vịt và thú có túi. Vì :
A. Lục địa Úc tách rời khỏi châu Á khi chưa có thú bậc cao.
B. Thú bậc thấp đã bị đào thải khỏi lục địa châu Á.
C. Môi trường lục địa châu Á không phù hợp.
D. Lục địa châu Á đã tách khỏi lục địa châu Úc.
Câu 42: Thực chất của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
A. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.
B. qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. qui định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.
Câu 43: Diễn thế nguyên sinh
A. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
B. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng…của con người.
C. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.
D. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Câu 44: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
A. tạo ra nhiều loài mới từ một nguồn gốc chung.
B. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
C. qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Câu 45: Khi nói về di-nhập gen, điều nào sau đây không đúng?
A. Là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể.
B. Thực vật di-nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Là một nhân tố tiến hóa, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng.
Câu 46: Loài chủ chốt là:
A. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
B. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần
xã
C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển
của quần xã.
D. Loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
Câu 47: Cơ quan tương tự là kết quả của:
A. Sự tiến hoá đồng quy. B. Môi trường khác nhau.
C. Sự tiến hoá phân ly. D. Mối quan hệ họ hàng.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò ngẫu phối?
A. Ngẫu phối làm cho các đột biến phát tán trong quần thể.
B. Ngẫu phối làm hình thành vô số các biến dị tổ hợp.
C. Ngẫu phối gây áp lực chủ yếu đối với sự thay đổi tần số các alen.
D. Ngẫu phối tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
zaidap.com