01/05/2018, 22:51

Đề thi học kì 2 năm 2015 lớp 12 môn Sinh – Sở GD Trà Vinh

có đáp án chi tiết, các em tham khảo dưới đây: Xem thêm: ...

có đáp án chi tiết, các em tham khảo dưới đây:

Xem thêm:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRÀ VINH

             

               ĐỀ CHÍNH THỨC     

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn thi : SINH HỌC LỚP 12 ( Hệ GDPT )

Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian phát đề )

I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32 )

Câu 1: Trong mùa sinh sản, Tu Hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào tổ chim chủ. Vậy Tu Hú và chim chủ có mối quan hệ:

A. ức chế - cảm nhiễm.                                         B. cạnh tranh (về nơi đẻ).

C. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản).                  D. hội sinh.

Câu 2: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:

A. sự suy giảm đa dạng sinh học.

B. sự tiến hóa của sinh vật.

C. sự suy giảm nguồn lợi khai thác của con người.

D. mất cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 3: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal                    Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal                         Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal

Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bật dinh dưỡng cấp 4 với bật dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là

A. 10% và 12%               

B. 12% và 10%                 

C. 9% và 10%                 

D. 10% và 9%

Câu 4: Nếu so với quần thể sinh vật thì quần xã sinh vật:

A. Có tính đa dạng sinh học cao hơn.

B. Luôn có khu phân bố rộng hơn.

C. Luôn có thời gian tồn tại lâu hơn.

D. Chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái hơn.

Câu 5: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng cách giải thích nào sau đây là hợp lí?

A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến  làm tăng tần số alen có hại.

B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 6: Hợp tác đơn giản là cách sống của 2 loài mang tính chất nào dưới đây?

A. Sống với nhau 1 cách tạm thời, đều mang lợi ích cho nhau.

B. Một loài có lợi, còn một loài không lợi cũng không hại.

C. Sống với nhau 1 cách bắt buộc, rời nhau chùng sẽ chết.

D. Loài này gây ảnh hưởng xấu đến loài kia.

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể

B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.

C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.

D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường

Câu 8: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1)  Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2)  Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

(3)  Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4)  Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là  :        

A. (1), (3)                     B. (1), (4)                       C. (2), (4)                              D. (2), (3)

Câu 9: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:

A. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo sự cân bằng số lượng cá thể.

D. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

Câu 10: Quần xã sinh vật có đặc trưng cơ bản về:

A. mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.

B. số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài.

C. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.

D. khu vực phân bố của quần xã.

Câu 11: Khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là:

A. giới hạn sinh thái.    B. sinh cảnh.                  C. môi trường.               D. ổ sinh thái.

Câu 12: Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì:

A. Không thể tổng hợp các giọt coaxecva nữa trong điều kiện hiện tại.

B. Tiến hóa hóa học không xảy ra trong điều kiện hiện tại.

C. Thiếu các điều kiện lịch sử cần thiết như trước đây, các chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống nếu có sẽ bị các vi sinh vật phân hủy.

D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.

Câu 13: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

    A. Cơ quan  tương tự                                             B. Cơ quan tương đồng                      

    C. Hóa thạch                                                          D. Cơ quan thoái hóa

Câu 14: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu?

(1)         Bảo tồn đa dạng sinh học.

(2)          Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(3)         Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.

(4)       Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(5)       Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,… trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Đáp án đúng là

A. (2), (3) và (5)             B. (2), (4) và (5)          C. (1), (2) và (5)                 D. (1), (3) và (4).

Câu 15: Kiến sống trong cây gỗ mục, được gọi là:

A. các loài động vật ăn động vật khác.                   B. quần xã động vật.

C. các loài sinh vật tự dưỡng.                              D. quần thể sinh vật.

Câu 16: Cấu trúc giới tính là đặc điểm thích nghi của loài đảm bảo cho:

A. sự hỗ trợ loài đạt hiệu quả cao nhất.

B. sự đấu tranh sinh tồn đạt hiệu quả cao nhất.

C. sự sinh trưởng đạt hiệu quả cao nhất.

D. sự sinh sản đạt hiệu quả cao nhất.

Câu 17: Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

 A. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

 B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

 C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.

  D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắc xích khác nhau.

Câu 18: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

A. mỗi loài ăn 1 loại thức ăn khác nhau.

B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày.

D. cạnh tranh khác loài.

Câu 19: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các tế bào nhân thực.                   B. các đại phân tử hữu cơ.

C. các giọt côaxecva.                       D. các tế bào sơ khai.

Câu 20: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là:

A. Sư phân hóa thực vật Hạt trần và sự xuất hiện của thực vật Hạt kín.

B. Sự phát sinh của các loài linh trưởng.

C. Sinh vật đơn bào phát triển thành sinh vật đa bào.

D. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn.

Câu 21: Lấy 1 bát nước dưới hồ lên. Bát nước đó:

A. chỉ là 1 khối nước đơn thuần.                        B. không còn là 1 hệ sinh thái nữa.

C. vẫn là 1 hệ sinh thái điển hình.                      D. gồm các sinh vật thủy sinh.

Câu 22: Dây tơ hồng sống trên tán các cây khác thuộc mối quan hệ:

A. Cộng sinh.                 B. Kí sinh.                      C. Hợp tác.                     D. Hội sinh.

Câu 23: Một quần thể Ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa nhưng lại giảm mạnh vào mùa khô. Đây là kiểu biến động:

A. không theo chu kì.                                           B. theo chu kì mùa.

C. theo chu kì nhiều năm.                                    D. theo chu kì tuần trăng.

Câu 24: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra và đến khi chết do già được gọi là:

A. Tuổi quần thể.                                                  B. Tuổi thọ sinh thái.

C. Tuổi thọ trung bình.                                           D. Tuổi thọ sinh lí.

Câu 25: Diễn thế sinh thái là:

A. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

B. quá trình hình thành loài ưu thế hơn.

C. quá trình hình thành 1 quần thể sinh vật mới.

D. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

Câu 26: Đại lục chiếm ưu thế và khí hậu trở nên khô, tạo điều kiện cho thực vật Hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển và phát sinh thú, chim. Đây là đặc điểm của kỉ:

A. Jura                            B. Triat                           C. Pecmi                         D. Krêta

Câu 27: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

Câu 28: Sự phân bố của 1 loài sinh vật thay đổi:

A. do hoạt động của con người.

B. theo cấu trúc tuổi của quần thể.

C. theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

D. theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.

Câu 29: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:

A. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

B. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.

C. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

D. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

Câu 30: Trong một quần xã sinh vật, hiện tượng số lượng cá thể của loài này kìm hãm số lượng cá thể của loài khác, đó là hiện tượng:

A. Cân bằng quần xã.                                           B. Biến động sinh học.

C. Ức chế - cảm nhiễm.                                        D. Khống chế sinh học.

Câu 31: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các loài tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Gun dẹp sống nhờ vào lượng tinh bột do tảo lục quang tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?

A. Vật ăn thịt – con mồi.                                      B. Hợp tác.

C. Cộng sinh.                                                         D. Kí sinh.

Câu 32: Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở môi trường trống, mở đầu cho diễn thế nguyên sinh, được gọi là:

A. Quần thể gốc.                                                    B. Quần xã tiên phong.

C. Quần xã nguyên sinh.                                          D. Quần thể mở đầu.

II. PHẦN RIÊNG : (Thí sinh học theo ban nào thì làm phần đề thi dành riêng cho ban đó)

A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)

Câu 33: Mối quan hệ giữa Thỏ và Cừu trong quần xã là mối quan hệ:

A. Hỗ trợ.                                                                B. cạnh tranh khác loài.

C. đối kháng.                                                             D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 34: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

B. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

C. cấu trúc tuổi của quần thể.

D. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

Câu 35: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khống chế sinh học?

A. Dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

B. Người ta dùng bẫy để bẫy chuột nhằm bảo vệ mùa màng.

C. Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân cây.

D. Dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh.

Câu 36: Ý nghĩa sinh thái cơ bản của sự phân bố cá thể theo nhóm là:

A. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

C. tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

Câu 37: Nguyên nhân nào là chủ yếu của sự cạnh tranh cùng loài của các cá thể trong quần thể?

A. Có sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở, nhất là trong mùa sinh sản.

B. Tranh giành cá thể cái giữa các cá thể đực.

C. Mật độ cá thể của quần thể quá ngưỡng cực thuận.

D. Mật độ quá thưa thớt giữa các cá thể làm hạn chế khả năng giao phối.

Câu 38: Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường ngắn hơn 5 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?

A. quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường là rất lớn.

B. Chỉ có khoảng 10% năng lượng trong mắt xích có thể biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng tiếp theo.

C. mùa đông là quá dàivà nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp.

D. sinh vật sản xuất đôi khi là khó tiêu hóa.

Câu 39: Trong các vai trò sau đây của rừng, vai trò nào được xem là quan trọng nhất là:

A. Điều hoà khí hậu, góp phần cân bằng sinh thái.

B. Cung cấp gỗ và chất đốt cho con người.

C. Hạn chế hiện tượng sa mạc hoá.

D. Giúp tránh xói mòn đất.

Câu 40: Mô tả nào dưới đây về quan hệ giữa kí sinh và vật chủ là không đúng?

A. Kí sinh thường không giết chết vật chủ.

B. Kí sinh sinh sản nhanh hơn vật chủ.

C. Kí sinh thường có kích thước nhỏ hơn vật chủ.

D. Kí sinh thường giết chết vật chủ.

B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)

Câu 41: Nhân tố nào dưới đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền?

A. Thụ tinh                     B. Trao đổi chéo.          C. Giảm phân                D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 42: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có 2 loài cá giông nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù, cùng sống trong 1 hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của 2 loài này trong 1 bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ này thể hiện con đường hình thành loài bằng:

A. cách li sinh thái.       B. cách li sinh sản.        C. cách li tập tính         D. cách li địa lí.

Câu 43: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?

A. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa.

B. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hóa.

C. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa 2 loài bông của Châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.

D. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.

Câu 44: Hệ sinh thái có đặc trưng: nhiệt độ, độ dài chiếu sáng và các nhân tố môi trường khác dao động theo mùa và theo vĩ độ, lượng mưa trung bình, cây lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp. Đó là hệ sinh thái:

A. Rừng nhiệt đới lá rộng rụng theo mùa.         B. rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

C. rừng ôn đới lá rộng rụng theo mùa.               D. Tundra.

Câu 45: Khi nào ta có thể kết luận chính xác 2 quần thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?

A. khi 2 quần thể đó cách li sinh sản với nhau.

B. khi 2 quần thể đó sống trong 2 sinh cảnh khác nhau.

C. khi 2 quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau.

D. khi 2 quần thể đó có đặc điểm sinh hóa giống nhau.

Câu 46: Theo Đacuyn, quá trình phân li tính trạng là:

A. sự hình thành nhiều dạng mới khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên ban đầu.

B. sự xuất hiện các giống vật nuôi và cây trồng mới trong mỗi loài.

C. sự thích nghi của vật nuôi, cây trồng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.

D. sự hình thành những loài mới từ 1 loài ban đầu.

Câu 47: Cây ưa bóng thường có đặc điểm:

A. Lá mọc xiên, màu nhạt, phiến lá dày, mô giậu phát triển.

B. Lá mọc xiên, màu lục xẫm, phiến lá dày, không mô giậu.

C. Lá mọc ngang, màu nhạt, phiến lá mỏng, mô giậu thiếu.

D. Lá mọc ngang, màu sẫm, phiến lá mỏng, mô giậu thưa.

Câu 48: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là

A. mức tử vong.                                              B. nguồn thức ăn từ môi trường.

C. sức tăng trưởng của cá thể.                             D. mức sinh sản. 

 Đáp án đề thi học kì 2 năm 2015 lớp 12 môn Sinh – Sở GD Trà Vinh

1A

2B

3B

4A

5C

6A

7B

8A

9C

10B

11A

12C

13C

14D

15B

16D

17B

18D

19B

20D

21C

22B

23B

24D

25A

26A

27C

38D

29D

30D

31C

32B

33B

34B

35C

36A

37C

38B

39A

40D

41D

42C

34B

44A

45A

46A

47D

48D

zaidap.com

0