14/01/2018, 14:44

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Văn có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 là đề kiểm tra học kì I lớp 12 ...

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

là đề kiểm tra học kì I lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn hữu ích, giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức hiệu quả.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 12

  MÔN: NGỮ VĂN, NĂM HỌC 2015 - 2016

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm).

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

(1) Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa.

(2) Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, sống bao đời nay trên miền trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ buổi đầu thời đại đồng thau cho đến cuối thời đại đồng thau – đầu thời đại đồ sắt. Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Sự tiếp xúc của ta với Trung Quốc chỉ bắt đầu từ khi Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc của vua An Dương, tức là từ thế kỉ thứ II trước công nguyên. Thời kì cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là thời kì vua Hùng, vua Thục"

(Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, 1978, tr. 29-30)

  1. Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1)?
  2. Xác định nội dung chính của văn bản?
  3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất là di vật gì? Di vật đó nói lên điều gì về văn hóa Việt Nam?
  4. Việc các tác giả khẳng định: "Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, .... Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc." có ý nghĩa gì? (Trình bày từ 4 đến 6 dòng).

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau:

Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thủơ còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXBGD 2008, trang 110)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm).

1. Đoạn văn (1) sử dụng phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1): Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện (đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. trống đồng); cấu tạo và các loại hoa văn trang trí trên trống đồng.

2. Giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đồ đồng, đồ sắt nổi tiếng của người Lạc Việt (Việt Nam)

3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất tới trống đồng.

- Bởi vì, trống đồng phản ánh trình độ văn minh của người Lạc Việt. Những họa tiết trên bề mặt tang trống và mặt trống không chỉ phản ánh sự phát triển của nghề đúc đồng mà còn cho thấy hoạt động văn hóa của người Việt cổ.

4. Việc các tác giả khẳng định: "Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, .... Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc." có ý nghĩa:

  • Khẳng định nền văn hóa Lạc Việt là một nền văn hóa độc lập.
  • Bác bỏ quan điểm sai trái: người phương Bắc đem kĩ thuật đúc đồ đồng vào Việt Nam thời cổ.

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) 

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

2. Cảm nhận đoạn thơ:.

a. Nội dung:

* Tám câu đầu:

  • Các câu lục:
    • Là các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau.
    • Điệp ngữ có nhớ tạo cảm xúc thơ lắng đọng, giọng thơ tha thiết, bồn chồn, ngọt ngào.
    • Mình đi, mình về :luân phiên khiến cảnh tiễn đưa nhiều bâng khuâng.
    • Hình ảnh: những ngày, chiến khu, rừng núi, những nhà chỉ thời gian, không gian, thiên nhiên, đồng bào, cuộc sống con người Việt Bắc.
  • Các câu bát: mỗi câu là một kỉ niệm về Việt Bắc
    • Cảnh mưa trắng nguồn, lũ ngập đầy suối → sự khắc nghiệt của thời tiết thiên nhiên Việt Bắc, nó biểu tượng cho những gian khổ thử thách mà quân dân ta phải trải qua trong những năm kháng chiến.
    • Miếng cơm chấm muối: cuộc sống gian khổ thiếu thốn, mối thù nặng vai: mối thù đối với quân xâm lược luôn đè nặng trên đôi vai. 
    • Trám, măng: chỉ nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc để nuôi bộ đội trong những ngày tháng đánh giặc gian khổ.
    • Hắt hiu lau xám: cảnh hoang vu, hoang vắng của núi rừng, nó biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếu thốn về vật chất. Đậm đà lòng son: ca ngợi tấm lòng người dân Việt Bắc luôn son sắc thủy chung với cách mạng, với kháng chiến.

* Bốn câu còn lại:

  • Khẳng định tình cảm gắn bó thủy chung của mình, nhắn nhủ thiết tha người đi về ân tình cách mạng.
  • Kỉ niệm về những sự kiện lịch sử, những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử: đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. 

b. Nghệ thuật:

- Câu hỏi tu từ, thể thơ lục bát, tiểu đối trong các câu bát ở tám câu đầu, điệp từ, ngữ, dùng từ nghi vấn có nhớ, gọi tên địa danh, ẩn dụ biểu tượng... 

3. Đánh gía chung.

0