Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì I lớp 11 môn Sử có đáp án Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 là đề kiểm tra học kì I lớp 11 ...
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
là đề kiểm tra học kì I lớp 11 nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong nửa đầu năm học. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 lớp 11 hiệu quả.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2014-2015 Môn: Lịch sử - Lớp: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ A
Câu 1: (3 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
Câu 2: (4 điểm) Em hãy so sánh về nội dung và tác dụng của chính sách Cộng sản thời chiến 1919 và chính sách Kinh tế mới 1921?
Câu 3: (3 điểm) Trình bày những nét nổi bật của tình hình nước Nga trước cách mạng?
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2014-2015 Môn: Lịch sử - Lớp: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ B
Câu 1: (3 điểm) Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì? Nêu tác dụng và ý nghĩa của chính sách kinh tế mới năm 1921?
Câu 2: (3 điểm) Nêu nguyên nhân, diễn biến và những hậu quả về chính trị - xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản?
Câu 3: (4 điểm) Em hãy so sánh về nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, tính chất giữa cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
Câu 1 (3,0đ)
Câu 1 Đề A: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
- Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn đất nước và số phận của hàng triệu người dân Nga
- Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và chủ vận mệnh dân tộc.
- Cách mạng tháng Mười nga đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm qúy báu cho công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Câu 1: Đề B: Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì? Nêu tác dụng và y nghĩa của chính sách kinh tế mới năm 1921?
- Thực chất của chính sách kinh tế mới là:
- Sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
- Tác dụng và y nghĩa của chính sách kinh tế mới?
- Nhân dân Liên Xô đã vượt qua những khó khăn to lớn.
- Nhân dân phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
Câu 2 (4,0đ)
Câu 2 đề A: Em hãy so sánh về nội dung và tác dụng của chính sách cộng sản thời chiến 1919 và chính sách kinh tế mới 1921?
Nội dung |
Chính sách cộng sản thời chiến |
Chính sách kinh tế mới |
Nông nghiệp |
- Trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành lao động cưỡng bức đối với toàn dân. |
- Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực |
Công nghiệp |
- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. |
- Khôi phục công nghiệp nặng. - Tư nhân hóa những xí nghiệp nhỏ dưới 20 công nhân. - Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. - Nhà nước nắm các nghành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, GTVT... |
Thương nghiệp - tiền tệ |
- Không được tự do buôn bán, quan hệ giữa thành thị và nông thôn chưa có sự gắn kết. |
- Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. |
Tác dụng |
- Nhà nước Xô viết được giữ vững |
- Kinh tế được phục hồi và phát triển |
Câu 2 đề B: Nêu nguyên nhân, diễn biến và những hậu quả về chính trị - xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đối với các nước tư bản? (3 điểm)
- Nguyên nhân: Cung lớn hơn cầu dẫn đến khủng hoảng thừa.
- Diễn biến: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm, trầm trọng nhất 1932 chẳng những tàn phá nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị và xã hội
- Hậu quả: Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp ở hầu khắp các nước tư bản.
Câu 3 (3,0đ)
Câu 3 đề A: Trình bày những nét nổi bậc của tình hình nước Nga trước Cách mạng?
- Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga Hoàng và những tàn tích phong kiến nặng nề.
- Năm 1914, nước Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất càng bộc lộ sự lạc hậu và yếu kém của đất nước.
- Nước Nga còn là 'nhà tù' của các dân tộc.Nước Nga trở thành nơi tập trung của các mâu thuẫn gay gắt của thời đại (Công nhân với chủ tư bản, giữa nông dân với địa chủ...)
Câu 3 đề B: Em hãy so sánh về nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, tính chất của Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917 và Cách mạng XHCN tháng Mười Nga 1917? (4 điểm)
Nội dung |
Cách mạng tháng hai |
Cách mạng tháng Mười |
Nhiệm vụ |
- Lật đổ chế độ phong kiến. |
- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản |
Lãnh đạo |
- Giai cấp vô sản (Đảng Bôn-sê-vích) |
- Giai cấp vô sản (Đảng Bôn-sê-vích) |
Lực lượng |
- Công nhân-nông dân-binh lính |
- Công nhân-nông dân-binh lính |
Kết quả |
- Chế độ Nga hoàng bị lật đổ - Hai chính quyền song song tồn tại. |
- Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản sụp đổ. - Chính quyền về tay vô sản và nhân dân lao động |
Tính chất |
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới |
- Cách mạng vô sản (CMXHCN) |