Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 trường THCS Ngải Thầu, Lào Cai năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 trường THCS Ngải Thầu, Lào Cai năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ lớp 7 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 . Đề thi tương đối dài với ...
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 trường THCS Ngải Thầu, Lào Cai năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7
. Đề thi tương đối dài với 8 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận, thời gian làm bài thi là 45 phút. Chính vì vậy các bạn học sinh cần phân bố thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 trường THCS Tân Đông, Long An năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Mỹ thuật lớp 7 trường THCS Bản Díu, Hà Giang năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT TRƯỜNG THCS NGẢI THẦU |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Em hãy chọn phương án trả lời đúng để điền vào bảng ở phần làm bài.
Câu 1. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất thịt:
A. Tốt B. Kém
C. Trung bình D. Khả năng khác
Câu 2. Cách sử dụng phân bón thông thường
A. Phân hữu cơ thường dùng bón thúc
B. Phân đạm, kali, hỗn hợp thường dùng để bón lót
C. Phân lân thường dùng để bón thúc
D. Phân đạm, kali, hỗn hợp thường dùng để bón thúc
Câu 3. Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt ở năm thứ tư là:
A. Gieo hạt giống đã phục tráng
B. Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà
C. Tạo thành giống nguyên chủng
D. Tạo thành giống siêu nguyên chủng
Câu 4. Đất chua có:
A. pH = 6,6 - 7,5 B. pH < 6,5 C. pH > 7,5 D. pH < 7,5
Câu 5. Tiêu chí nào sau đây không thuộc các tiêu chí của giống cây trồng tốt?
A. Có chất lượng tốt B. Có năng suất cao và ổn định
C. Chống chịu được sâu bệnh D. Giống to
Câu 6. Phân bón không có tác dụng nào sau đây?
A. Diệt trừ cỏ dại
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Tăng chất lượng nông sản
D. Tăng độ phì nhiêu của đất
Câu 7. Giống cây trồng không có vai trò nào sau đây?
A. Phòng trừ sâu bệnh hại
B. Tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản
C. Tăng vụ
D. Thay đổi cơ cấu cây trồng
Câu 8. Kiểm tra hạt giống trước khi đem gieo, tiêu chí nào sau đây là không cần thiết?
A. Sức nảy mầm mạnh B. Kích thước hạt to
C. Không có sâu bệnh D. Tỷ lệ nảy mầm cao
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Làm cỏ, vun xới cho cây nhằm mục đích gì?
Câu 2. (2,0 điểm) Nêu mục đích và phương pháp chế biến nông sản? Lấy một ví dụ về phương pháp chế biến nông sản thành tinh bột.
Câu 3. (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa và loại đất áp dụng của các biện pháp cải tạo đất trồng sau: cày sâu, bừa kĩ kết hợp với bón phân hữu cơ; làm ruộng bậc thang; bón vôi; biện pháp thủy lợi.
Câu 4. (3,0 điểm) Nêu các biện pháp và nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Trả lời |
C |
D |
B |
B |
D |
A |
A |
B |
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1
* Mục đích của việc làm cỏ, vun xới cho cây:
- Diệt cỏ dại
- Làm cho đất tơi xốp
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
- Chống đổ
Câu 2
- Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản
- Phương pháp: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột,
- muối chua, đóng hộp
- Ví dụ: Củ sắn → ngâm nước → rửa sạch → nghiền nhỏ → lọc hay rây → để lắng → phơi hay sấy khô → tinh bột.
Câu 3
Biện pháp cải tạo |
Ý nghĩa |
Loại đất áp dụng |
Cày sâu, bừa kỹ bón phân hữu cơ |
Tăng bề dày lớp đất trồng, tăng chất dinh dưỡng |
Đất có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng |
Làm ruộng bậc thang |
Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế được xói mòn, rửa trôi |
Đất dốc (đồi, núi) |
Bón vôi |
Giảm lượng axit có trong đất |
Đất phèn |
Biện pháp thủy lợi. |
Thau chua, rửa mặn, xổ phèn |
Đất mặn, đất phèn. |
Câu 4
* Biện pháp:
- Biện pháp canh tác, sử dụng giống chống sâu bệnh hại
- Biện pháp thủ công
- Biện pháp hóa học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật
* Nguyên tắc:
- Phòng là chính
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ