Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo TT 22 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án Đề thi học ...
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm học 2016 - 2017 là đề thi định kì cuối học kì 1 có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo. Đề thi gồm 2 phần kiểm tra đọc và viết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo và tải về.
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt trường tiểu học Đoàn Kết, Bình Phước năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt trường tiểu học Xuân Dương, Thanh Oai năm 2016 - 2017
TRƯỜNG TH TRẦN HƯNG ĐẠO LỚP: 5 …………. TÊN HS………………………………… |
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Thời gian 90 phút- Không kể thời gian giao đề) |
I/ KIỂM TRA ĐỌC: (5đ)
1. Đọc thành tiếng: (1.5đ)
- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.
- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (3,5đ)
* Đọc thầm bài: "Thầy thuốc như mẹ hiền" (SGK/TV5 - Tập 1 - trang 153)
Câu 1: (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. (0,25đ) Thầy thuốc trong bài có tên thật là gì?
A. Hải Thượng Lãn Ông. B. Thượng Hải Lãn Ông.
C. Lê Hữu Trác. D. Ngự Y
b. (0,25đ) Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:
A. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm.
B. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc.
C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
D. Tất cả các ý trên.
c. (0,25đ) Lòng nhân ái của Lãn Ông được thể hiện trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ là:
A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.
B. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.
C. Cả hai phương án A và B.
d. (0,25đ) Trong các cụm từ sau đây, cụm từ nào có từ in đậm là từ đồng âm?
A. Vạt áo – vạt cây gậy. B. Chân trời – chân núi.
C. Đường đi – đường dây điện. D. Mực tím – cây mía tím.
Câu 2: (0,5đ) Gạch chân vị ngữ trong câu: " Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi."
Câu 3: (0,5đ) Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ: thông minh
a/ Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: ......................................................................
b/ Từ trái nghĩa với từ thông minh là: .........................................................................
Câu 4: (0,5đ) Tìm các từ miêu tả hình dáng của người:
a/ Miêu tả làn da: ....................................................................................................................
b/ Miêu tả vóc người: ..............................................................................................................
Câu 5: (1,0đ) Đặt câu có từ "tay" là từ nhiều nghĩa. (Đặt một hoặc hai câu).
............................................................................................................................
............................................................................................................................
B/ KIỂM TRA VIẾT: (5 điểm)
1. Chính tả: (2đ) (nghe – viết), bài: "Người thợ rèn" - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 123)
Viết đoạn đầu: (từ: Này đây, anh bắt lấy.......giữa đống than hồng.)
2. Tập làm văn (3đ) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy tả hình dáng và những nết tốt một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.
Đề 2: Em hãy tả một người thân trong gia đình em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 5 học kì 1
I/ KIỂM TRA ĐỌC: (5đ)
1. Đọc thành tiếng: (1,5đ)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: (0,75 đ). Đọc sai 2 đến 3 tiếng: (0,25 đ ). Đọc sai quá 4 tiếng: (0 đ).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (0,25 đ)
- Giọng đọc có biểu cảm: (0,25 đ)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1,5 phút): (0,25 đ)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (3,5đ)
* Đọc thầm bài: "Thầy thuốc như mẹ hiền"( SGK/TV5- Tập 1 - trang 153)
Câu 1: (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. (0,25đ) Thầy thuốc trong bài có tên thật là gì? C. Lê Hữu Trác.
b. (0,25đ) Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:
C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
c. (0,25đ) Lòng nhân ái của Lãn Ông được thể hiện trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ là:
A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.
d. (0,25đ) Trong các cụm từ sau đây, cụm từ nào có từ in đậm là từ đồng âm?
A. Vạt áo – vạt cây gậy.
Câu 2: (0,5đ) Gạch chân vị ngữ trong câu: "Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi."
Câu 3: (0,5đ) Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ: thông minh
a/ Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: Sáng dạ, tài giỏi, thông thái,...
b/ Từ trái nghĩa với từ thông minh là: Tối dạ, chậm hiểu, ngu dốt, ...
Câu 4: (0,5đ) Tìm các từ miêu tả hình dáng của người:
a/ Miêu tả làn da: Trắng ngần, trăng trắng, ngăm đen, trắng như trứng gà bóc, ...
b/ Miêu tả vóc người: Cao lớn, mập mạp, dong dỏng, thướt tha, thư sinh, ...
Câu 5: (1 đ) Đặt câu có từ "tay" là từ nhiều nghĩa. (Đặt một hoặc hai câu).
Nam mặc áo cộc tay. Bắp tay, bắp chân bé hằn sâu những cái ngấn.
II/- KIỂM TRA VIẾT: (5 điểm)
1- Chính tả: (2 điểm):
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng qui định trừ 0,2 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết hoa không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp ... trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (3đ):
- Viết một bài văn tả người có đủ 3 phần, đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch, đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:
2,5 – 2; 1,5 – 1 – 0,5.