14/01/2018, 19:32

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 có bảng ma trận đề thi theo TT 22 Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 là bộ đề thi định kì cuối học ...

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

 là bộ đề thi định kì cuối học kì 1 môn Tiếng Việt được VnDoc tổng hợp bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi theo TT 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 1 cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi cùng đáp án.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học Lê Lợi, Đồng Nai năm 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học Nguyễn Khuyến năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 số 1

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

A. Đọc hiểu

I. Đọc văn bản sau:

CÒ VÀ VẠC

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật? (0,5 điểm)

a. Một nhân vật: Cò
b. Hai nhân vật: Cò và Vạc
c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo

Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào? (0,5 điểm)

a. Lười biếng.            b. Chăm làm.              c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.

Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò? (0,5 điểm)

a. Học kém nhất lớp.
b. Không chịu học hành.
c. Hay đi chơi.

Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày? (0,5 điểm)

a. Sợ trời mưa.             b. Sợ bạn chê cười.           c. Cả 2 ý trên.

Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm)

- dài - ......

- khỏe - ........

- to - ........

- thấp - .......

Câu 6: Câu "Cò ngoan ngoãn" được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?            b. Ai làm gì?               c. Ai thế nào?

Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu: Ai làm gì? để nói về hoạt động của học sinh. (1 điểm)

..................................................................................................................

Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện trên? (0,5 điểm)

...........................................................................................................................

B. Phần đọc thành tiếng:

Học sinh được bốc thăm đọc bài.

- Đoạn 2 bài "Bông hoa Niềm Vui" (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một).

- Bài thơ "Mẹ" (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một).

- Đoạn 3 bài "Sáng kiến của bé Hà" (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một).

- Đoạn 1 bài "Bà cháu" (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một).

PHẦN KIỂM TRA VIẾT:

Học sinh viết vào giấy ô li đã chuẩn bị sẵn.

A. Phần viết chính tả: Nghe – viết bài "Câu chuyện bó đũa" (viết từ Người cha liền bảo ... đến hết).

B. Phần tập làm văn

Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý sau:

- Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai?

- Công việc của mọi người thế nào?

- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì?

- Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì?

- Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình?

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 số 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Bông hoa Niềm Vui

Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.

Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.

Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói: Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.

Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng:

Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đoá màu tím đẹp mê hồn.

Đọc thầm và làm bài tập:

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?

A. Để ngắm những bông hoa Niềm Vui.
B. Để chăm sóc vườn hoa.
C. Để hái bông hoa Niềm Vui đem vô bệnh viện tặng bố, làm dịu cơn đau của bố.

Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm Vui?

A. Vì sợ chú bảo vệ bắt gặp.
B. Vì theo nội qui của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
C. Vì sợ bạn bắt gặp sẽ xấu hổ.

Câu 3: Khi đã biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?

A. Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa, Chi ạ!
B. Em hãy hái thêm vài bông hoa nữa để tặng bố.
C. Cô sẽ hái giúp em những bông hoa mà em cần.

Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?

A. Hiếu thảo, tôn trọng nội qui, thật thà.
B. Chăm ngoan, siêng năng.
C. Hiền hậu, vui vẻ.

Câu 5: Câu "Chi là một cô bé hiếu thảo", được cấu tạo theo kiểu câu gì sau đây:

A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?

Câu 6: Từ ngữ nào sau đây là từ ngữ nói về tình cảm:

A. Hiền hậu, ngoan ngoãn.
B. Thương yêu, quý mến.
C. Chăm chỉ, siêng năng.

Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với từ được in đậm trong câu " Em đến tìm bông cúc màu xanh, được các bạn gọi là hoa Niềm Vui.

A. Mừng
B. Buồn
C. Vui vẻ

II. CHÍNH TẢ: Nghe – viết

Bài: Hai anh em

Đêm hôm ấy, người em nghĩ: "Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh...

III. TẬP LÀM VĂN:

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về gia đình em.

Câu hỏi gợi ý:

a/ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?

b/ Nói về từng người trong gia đình em.

c/ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 số 3

A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. CHÍNH TẢ: (15 phút) – (4 điểm)

Nghe viết bài "Hai anh em" (Sách TV 2 – Tập 1 – Trang 119): Viết tiêu đề bài và đoạn: " Đêm hôm ấy, ... vào phần của anh."

Bài tập: Điền vào chỗ trống yê, iê hay ya? (1 điểm)

Đêm đã khu.... Bốn bề ...n tĩnh. Ve đã lặng ...n vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây.

Cô t...n phất chiếc quạt màu nhiệm.

II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) giới thiệu về bản thân em.

B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc một trong các bài Tập đọc đã học đã học từ tuần 1 đến tuần 17 (tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút).

II. Đọc thầm bài "Ngày hôm qua đâu rồi?" (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 10)

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

1. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

A. Tờ lịch cũ đâu rồi?
B. Ngày hôm qua đâu rồi?
C. Hoa trong vườn đâu rồi?

2. Người bố trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn nhỏ?

A. Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
B. Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trong vở hồng của con.
C. Tất cả các ý trên.

3. Bài thơ muốn nói với em điều gì?

A. Thời gian rất cần cho bố, mẹ
B. Thời gian rất đáng quý, cần tận dụng thời gian để học tập và làm điều có ích.
C. Thời gian là vô tận cứ để thời gian trôi qua.

4: Em cần làm gì để không phí thời gian?

A. Chăm học, chăm làm, giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà.
B. Em chỉ cần ăn và chơi
C. Em muốn làm gì thì làm, mặc kệ mọi thứ.

Bài 2: Đặt câu có từ "Mẹ em" thuộc kiểu câu Ai thế nào?

....................................................................................................

Bài 3: Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống trong câu sau:

a. Mùa xuân, trăm hoa đua nở □

b. Bố ơi, sao có ngày của ông bà, bố nhỉ □

Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt

0