14/01/2018, 18:11

Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2015 - 2016

Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2015 - 2016 Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu ...

Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2015 - 2016

 Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh

Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2015 - 2016 bao gồm 2 phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận giúp các thầy cô ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi đánh giá năng lực giáo viên dạy giỏi tiểu học. Sau đây mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về.

Đề thi giáo viên dạy giỏi trường tiểu học Phan Bội Châu, Đồng Nai năm 2016 - 2017

Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra năng lực Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học

Đề thi giáo viên dạy giỏi trường tiểu học Đạo Long, Phan Rang năm 2013 - 2014

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TIỂU HỌC CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2015 – 2016

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC

Dành cho giáo viên dạy các môn Văn hóa

Thời gian làm bài 120 phút

(Đề có 02 phần, gồm 05 trang)

Lưu ý: Thí sinh làm bài cả 02 phần vào tờ giấy thi, phần trắc nghiệm chỉ ghi một chữ cái (A, B, C, D) ứng với đáp án mà thí sinh chọn.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (gồm 20 câu) – Chọn đáp án đúng

1. Tài liệu Hướng dẫn học trong Mô hình trường học mới tại Việt Nam có ý nghĩa là tài liệu "3 trong 1". Nội dung cụ thể của ý nghĩa đó là:

A. Một tài liệu dùng cho 3 đối tượng: Học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh.
B. Một tài liệu có 3 nội dung: Nội dung học, phương pháp học, phương pháp dạy.
C. Một tài liệu có 3 chức năng: Hướng dẫn học, hướng dẫn dạy, vở bài tập của học sinh.
D. Cả 3 ý trên.

2. Tài liệu Hướng dẫn học trong Mô hình trường học mới tại Việt Nam thiết kế một bài học thường gồm các hoạt động sau:

A. Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành; Hoạt động ứng dụng.
B. Hoạt động khởi động; Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành.
C. Hoạt động khởi động; Hoạt động cơ bản; Hoạt động trải nghiệm.
D. Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành; Hoạt động trải nghiệm.

3. Quy trình Viết chính tả của môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục gồm 4 bước, thứ tự các bước là:

A. Phân tích (bằng thao tác tay); Phát âm lại (đồng thanh, cả lớp); Viết; Đọc lại.
B. Phát âm lại (đồng thanh, cả lớp); Phân tích (bằng thao tác tay); Đọc lại; Viết.
C. Phát âm lại (đồng thanh, cả lớp); Phân tích (bằng thao tác tay); Viết; Đọc lại.
D. Viết; Phát âm lại (đồng thanh, cả lớp); Phân tích (bằng thao tác tay); Đọc lại.

4. Quy trình "4 việc" trong dạy Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục là:

A. Chiếm lĩnh đối tượng; Viết chính tả; Đọc; Viết.
B. Chiếm lĩnh đối tượng; Viết; Đọc; Viết chính tả.
C. Chiếm lĩnh đối tượng; Đọc; Viết; Viết chính tả.
D. Chiếm lĩnh đối tượng; Viết; Viết chính tả; Đọc.

5. Áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào dạy học về cơ bản có 5 bước, thứ tự các bước như sau:

A. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề; Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu; Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh; Đề xuất câu hỏi (hoặc giả thuyết) và giải pháp (phương án) tìm tòi – nghiên cứu; Kết luận kiến thức.
B. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề; Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh; Đề xuất câu hỏi (hoặc giả thuyết) và giải pháp (phương án) tìm tòi – nghiên cứu; Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu; Kết luận kiến thức.
C. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề; Đề xuất câu hỏi (hoặc giả thuyết) và giải pháp (phương án) tìm tòi – nghiên cứu; Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh; Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu; Kết luận kiến thức.
D. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề; Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh; Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu; Đề xuất câu hỏi (hoặc giả thuyết) và giải pháp (phương án) tìm tòi – nghiên cứu; Kết luận kiến thức.

6. Theo Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật thì thẩm quyền cấp Giấy xác nhận khuyết tật thuộc về:

A. Hiệu trưởng nhà trường có học sinh khuyết tật học hòa nhập.
B. Trạm trưởng Trạm y tế cấp xã.
C. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
D. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo.

7. Theo đồng chí, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở trường giáo viên nên làm gì?

A. Chia sẻ kinh nghiệm về tiết dạy.
B. Chỉ thảo luận về các nội dung mang tính hành chính.
C. Thảo luận về nội dung soạn giảng cho các bài dạy sắp tới.
D. Tất cả các ý trên trừ ý "B".

8. Trong quá trình soạn giảng, nếu gặp phải những nội dung, khái niệm trong sách giáo khoa không phù hợp với địa phương, vùng miền hoặc quá khó với học sinh thì đồng chí cần phải làm gì?

A. Làm đúng như sách giáo khoa.
B. Tự mình thay đổi.
C. Trao đổi với hiệu trưởng và tổ trưởng để thay đổi.
D. Trao đổi với tổ trưởng để thay đổi.

9. Khi tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, giáo viên cần tập trung quan sát vào các đối tượng học sinh nào sau đây để giúp các em học tốt hơn?

A. Nhóm trưởng.
B. Thư kí nhóm.
C. Những học sinh không tham gia hoạt động hoặc những học sinh gặp khó khăn trong học tập.
D. Những học sinh hoạt động tích cực.

10. Trong khi dạy học theo nhóm, giáo viên không nên làm điều gì sau đây:

A. Trao quyền chủ động cho nhóm trưởng tổ chức học nhóm.
B. Tới từng nhóm để giúp đỡ học sinh học tập.
C. Thường xuyên ngồi tại chỗ quan sát học sinh hoạt động.
D. Tất cả các ý trên.

11. Theo Công văn số 1557/SGDĐT-GDTH ngày 16/9/2015 của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp Tiểu học thì đến cuối năm học 2015-2016 tỉ lệ trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học có đủ công trình vệ sinh đạt chuẩn cho giáo viên và học sinh là:

A. 85%                            B. 90%
C. 95%                            D. 100%

12. Theo Công văn số 1557/SGDĐT-GDTH ngày 16/9/2015 của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp Tiểu học thì đến cuối năm học 2015-2016 tỉ lệ học sinh lớp 1 được sinh hoạt bán trú là:

A. 85%                               B. 90%
C. 95%                               D. 100%

13. Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông thì Hoạt động của thư viện trường học là:

A. Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh.
B. Thư viện cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và tổ chức những hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng trường như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh..., phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện, vận động học sinh làm theo sách dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.
C. Cho thuê, mượn sách giáo khoa theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh. Phối hợp với các đơn vị khác ngoài trường để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường.
D. Tất cả các ý trên.

14. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD-ĐT) gồm:

A. 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 3 tiêu chí.
B. 4 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí.
C. 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí.
D. 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 5 tiêu chí.

15. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD-ĐT) gồm các mức độ nào sau đây:

A. Tốt, Khá, Trung bình, Kém.
B. Xuất sắc, Khá, Trung bình, Yếu.
C. Xuất sắc, Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
D. Xuất sắc, Tốt, Khá, Trung bình, Kém.

16. Tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày của trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 (quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GD-ĐT) có ít nhất là:

A. 50%                        B. 70%
C. 80%                        D. 90%

17. Tham gia đánh giá thường xuyên học sinh được quy định tại Điều 7, Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD-ĐT gồm:

A. Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng.
B. Giáo viên, học sinh, hiệu trưởng.
C. Giáo viên, học sinh; khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
D. Giáo viên, học sinh, lớp.

18. Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học theo quy định tại Điều 14, Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD-ĐT thì giáo viên cần phải làm gì?

A. Lập kế hoạch.
B. Trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh theo kế hoạch.
C. Đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học cho học sinh.
D. Tất cả các ý trên.

19. Tỉ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đối với xã đạt Chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 được quy định tại Điều 7, Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ GD-ĐT là:

A. 80% trở lên;               B. 90% trở lên;                C. 95% trở lên;               D. 98% trở lên.

20. Quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là:

A. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện.
B. Đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học.
C. Đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
D. Tất cả các ý trên.

B. PHẦN TỰ LUẬN (gồm 2 môn Toán và Tiếng Việt)

I. Môn Toán (chỉ dùng kiến thức trong chương trình môn Toán cấp tiểu học để giải).

Câu 1. Với mục tiêu giúp học sinh củng cố và luyện tập về một dạng toán đã học (tự chọn một dạng toán trong chương trình môn Toán cấp tiểu học), đồng chí hãy xây dựng 3 bài tập tương ứng với 3 mức độ nhận thức của học sinh tiểu học.

Mức 1. Thực hành, củng cố, vận dụng trực tiếp kiến thức đã học;

Mức 2. Bước đầu vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học; Mức 3. Vận dụng sáng tạo các kiến thức nhằm đào sâu kiến thức, gắn kiến thức được học với thực tiễn cuộc sống, phát triển sáng tạo.

Câu 2. Cho hình bình hành ABCD (như hình vẽ). Biết MN song song với AB, PQ song song với BC.

Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh

a) Có bao nhiêu hình bình hành trong hình vẽ trên?

b) Từ cách tính ở câu a), đồng chí hãy nêu cách tính tổng quát cho dạng toán này.

c) Biết diện tích các hình bình hành APIM, PBNI, MIQD lần lượt là 3cm2, 9cm2, 7cm2. Tính diện tích hình bình hành ABCD.

II. Môn Tiếng Việt:

Câu 1. Với mục tiêu giúp học sinh củng cố và luyện tập về một nội dung trong phân môn Luyện từ và Câu (tự chọn một nội dung cụ thể về Từ hoặc Câu), đồng chí hãy xây dựng 3 bài tập tương ứng với 3 mức độ nhận thức của học sinh tiểu học

Mức 1. Thực hành, củng cố, vận dụng trực tiếp kiến thức đã học;

Mức 2. Bước đầu vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học;

Mức 3. Vận dụng sáng tạo các kiến thức nhằm đào sâu kiến thức, gắn kiến thức được học với thực tiễn cuộc sống, phát triển sáng tạo).

Câu 2. Một phụ huynh có con đang học tiểu học chỉ quan tâm đến việc học hai môn Toán và Tiếng Việt của con mình mà xem nhẹ những môn học khác và các hoạt động giáo dục. Đồng chí hãy viết thư trao đổi với phụ huynh ấy về vấn đề trên.

0