14/01/2018, 19:56

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017 Đề thi HSG môn Giáo dục công dân lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi ...

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

. Đề thi tương đối dài với 7 câu hỏi tự luận, chính vì vậy trong quá trình làm bài các bạn học sinh cần phân bổ thời gian sao cho hợp lý để đạt được thành tích cao nhất.

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 2 năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT TĨNH GIA ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: GDCD LỚP 9 - BÀI SỐ 1
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (2,0 điểm). Điền vào chỗ trống () những từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành một số nội dung của Điều 31 trong Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được ...., trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở......

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải ....... có cài quai ......

Câu 2 (3,0 điểm). Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề bức xúc toàn cầu? Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 3 (3,0 điểm). Em hiểu gì về tình bạn và tình bạn trong sáng lành mạnh? Tình bạn trong sáng lành mạnh có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống? Theo em, để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, học sinh cần phải làm gì?

Câu 4 (3,0 điểm). Trong giờ học môn GDCD, khi trao đổi về nội dung "phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại", thầy giáo hỏi: Hiện nay một số địa phương ở nước ta vẫn còn tình trạng buôn bán pháo nổ và sử dụng các chất độc hại trong chế biến thực phẩm. Theo em hiện tượng đó đáng lo ngại không? Vì sao?

a. Em hãy trả lời câu hỏi trên của thầy giáo?

b. Nêu hiểu biết của em về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại?

Câu 5 (2,0 điểm). Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào? Vì sao Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới? Công dân - học sinh cần phải làm gì góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị?

Câu 6 (4,0 điểm)

a. Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Hãy nêu các ví dụ về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS.

b. Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 7 (3,0 điểm). Tình huống:

Hòa là một cô bé 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà Bích. Chứng kiến cảnh Hòa bị chủ hàng cơm bắt làm những công việc nặng nhọc, lại thường xuyên chửi mắng, đánh đập, Bích rất thương Hòa nên có ý định tố cáo hành động đó với cơ quan công an. Nhưng Hồng can ngăn và nói: "Chúng mình còn nhỏ làm gì có quyền được tố cáo người khác, với lại chuyện này là bình thường mà".

Câu hỏi:

a. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hồng không? Vì sao?

b. Nhận xét về hành vi của chủ hàng cơm?

c. Nếu được chứng kiến cảnh của Hòa, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9

Câu 1

  • Điền lần lượt các cụm từ sau vào chỗ (.......):

1. Chở một người; tối đa hai người.

2. Đội mũ bảo hiểm; đúng quy cách.

  • (Mỗi trường hợp HS phải điền đúng, đủ từ ngữ mới cho điểm)

Câu 2 Nêu được đảm bảo các ý sau:

  • Nêu khái niệm:
    • Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
    • Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến sử dụng phục vụ cuộc sống con người.
  • Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
    • Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
    • Nếu môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho con người đem hết khả năng của mình để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người có phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần.
    • Nếu môi trường bị ô nhiểm, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái đó là nguyên nhân gây ra mưa, bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người như đói nghèo, bệnh tật, thất học...
  • Thực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị đe doạ bởi chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, vv... bởi sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra. Vì vậy, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội.
  • Liên hệ:
    • Hiểu giá trị của môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có ý thức trách nhiệm bảo vệ.
    • Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Tham gia vệ sinh công cộng, trồng cây gây rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động thực vật, thuỷ - hải sản, nguồn nước vv... Tuyên truyền cho những người xung quanh cùng tích cực tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
  • (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)

Câu 3 Nêu được đảm bảo các ý sau:

a)

* Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,...

Ví dụ: Bạn học cùng lớp; Bạn làm việc cùng cơ quan, đơn vị...

* Tình bạn trong sáng và lành mạnh có những đặc điểm sau:

  • Phù hợp với nhau về quan điểm sống
  • Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
  • Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau
  • Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
  • Có lòng nhân ái, vị tha
  • Tình bạn trong sáng, lành mạnh không phân biệt cùng giới hay khác giới.
  • Ví dụ:
    • Tình bạn giữa C. Mác và F. Ăng ghen;
    • Tình bạn giữa Lưu Bình và Dương Lễ

b) Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh:

  • Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin yêu cuộc sống hơn.
  • Biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.

c) Để giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh, học sinh cần:

  • Tôn trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn tình bạn; Có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh (kể cả tình bạn cùng giới hay khác giới)
  • Trong quan hệ với bạn bè ở trường, lớp luôn thể hiện những tình cảm, thái độ, lời nói, cách cư xử phù hợp với bạn bè.
  • Biết quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh; ủng hộ những thái độ hành vi, lời nói thể hiện tình cảm quý mến, tôn trọng, chân thành thân thiện biết cảm thông và giúp đỡ bạn bè; biết phê phán những hành vi dèm pha, nói xấu, gán ghép, trêu chọc bạn bè trong lớp, trong trường và ở cộng đồng.
  • (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)

Câu 4 Nêu được đảm bảo các ý sau:

a. Em sẽ trả lời câu hỏi của thầy giáo như sau:

  • Tình trạng buôn bán pháo nổ và sử dụng chất độc hại trong chế biến thực phẩm là hết sức lo ngại.
  • Vì: Các tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đă gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.
  • Học sinh lấy dẫn chứng để làm rõ

b. Hiểu biết của em về phũng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại

  • Ngày nay con người luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí cháy nổ và chất độc hại gây ra gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt trong đời sống xã hội ...
  • Nguyên nhân: Do sự thiếu hiểu biết của con người, sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật, bất chấp pháp luật, sự sơ xuất, bất cẩn của con người....
  • Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại pháp luật nước ta quy định:
    • Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
    • Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
    • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
  • Trách nhiệm của công dân, học sinh:
    • Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
    • Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên.
    • Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi dục người khác vi phạm các quy định trên.
  • (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)

Câu 5 Cần đảm bảo được các ý sau:

  • Ý nghĩa quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:
    • Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục...).
    • Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
  • Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới:
    • Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
    • Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợ tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
  • Công dân – học sinh:
    • Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
    • Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sing quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch, tìm hiểu ...
    • Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẵn sàng giúp đỡ, không kì thị xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ.
    • Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức...
  • (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)

Câu 6 Cần đảm bảo được các ý sau:

a.

* Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo...) mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.

* Ví dụ về sự hợp tác quốc tế:

  • Bảo vệ môi trường: Tham gia "ngày trái đất" tổ chức vào 22/4 hàng năm với nội dung thiết thực bảo vệ môi trường.
  • Chống đói nghèo: Chương trình lương thực thế giới WFP.
  • Chống HIV/AIDS:
    • Chương trình kiểm soát ma tuý của liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDCP)
    • Ngày 1 /12 hàng năm: Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS

b.

  • Không đồng ý với ý kiến đó. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc.
  • Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống: Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật.... 
  • Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân.
    • Mỗi dân tộc muốn phát triển cần có sự giao lưu với các dân tộc khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc... Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
    • Đối với cá nhân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập với cộng đồng dân tộc.
  • Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
  • (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)

Câu 7 Cần đảm bảo được các ý sau:

a.

  • Không đồng ý.
  • Vì: Mọi công dân đều có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật.

b. Nhận xét: Việc làm của chủ hàng cơm là vi phạm pháp luật.

  • Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • Vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục của trẻ em.

c. Em sẽ:

  • Góp ý cho chủ hàng cơm để họ đối xử tử tế hơn đối với Hòa.
  • Giải thích để chủ hàng cơm hiểu việc làm của họ là vi phạm pháp luật.
  • Tố cáo việc làm sai trái của chủ hàng cơm (trực tiếp hoặc gián tiếp)
  • (Căn cứ vào mức độ trình bày của HS trong từng ý để giáo viên cho điểm phù hợp)
0