05/06/2017, 10:35

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 33)

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 33), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Bốn nước đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là: A. Nga, Ư-crai-na, Bê-la-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. B. Nga, ...

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 33), có đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Bốn nước đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là:
 
A. Nga, Ư-crai-na, Bê-la-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
B. Nga, Bê-la-rút-xi-a, Ca-dắc-xtan và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, E-xtô-ni-a; và Lít va
D Nga, U-crai-na, Lít-va, Bê-la-rút-xi-a.
 
Câu 2. Đến năm 1940 có bao nhiêu nước cộng hòa gia nhập Liên Xô và nâng tổng số lên bao nhiêu nước?
 
A. Có thêm 10 nước, nâng tổng số lên 14 nước.
B. Có thêm 11 nước, nâng tổng sô lên 15 nước,
C. Có thêm 12 nước, nâng tổng số lên 16 nước.
D. Có thêm 13 nước, nâng tổng số lên 17 nước.
 
Câu 3. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Liên Xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?
 
A. Biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
c. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.
D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
 
Câu 4. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) là gì ?
 
A. Khôi phục và phát triển kinh tô.
B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,
C. Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu.
D. Phát triển văn hóa giáo dục.
 
Câu 5. Điểm giống nhau về thời gian trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai ở Liên Xô là:

A. Đều thực hiện trong 5 năm.
B. Đều hoàn thành kế hoạch trước thời hạn.
C. Đều hoàn thành trước thời hạn 6 tháng.
D. Đều hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.
 
Câu 6. Nhân dân Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với mục tiêu :
 
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. Làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.
 
Câu 7. Việc thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô theo đường lối ưu tiên phát triển :
 
A. Nông nghiệp và thủy sản.
B. Công nghiệp,
C. Công nghiệp nặng.
D. Công nghiệp nhẹ.
 
Câu 8. Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941 ?
 
A. Vì Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
B. Vì Liên Xô tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Vì phe phát xít tấn công Liên Xô.
D. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Điền vào ô trống để hoàn thành bảng niên biểu về sự kiện chính của Cách mạng Nga từ tháng Hai 1917 đến tháng Mười 1917.
 
Thời gian Sự kiện (a) Kết quả, ý nghĩa (b)
23-2-1917     
26-2-1917     
24-10-1917     
25-10-1917     
24,25-10-1917     
1918-1920     
 
Câu 2. Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (3-1921)?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 33 PHẦN 1.
 
 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B B B D C C D
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Điền vào ô trông để hoàn thành bảng niên biểu về sự kiện chính của Cách mạng Nga từ tháng Hai 1917 đến tháng Mười 1917.
 
Thời gian Sự kiện (a) Kết quả, ý nghĩa (b)
23-2-1917  - 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát biểu tình. - Thúc đẩy công nhân toàn quốc đấu tranh.
26-2-1917  -Tổng bãi công chính trị
- Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát.
- Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ, hai chính quyền song song tồn tại.
24-10-1917   - Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát. - Chiếm thành phố Pê-tơ-rô-grát.
25-10-1917  - Tấn công Cung điện Mùa Đông. - Chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ.
24,25-10-1917  - Đại hội Xô viết toàn Nga ban bố hai Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. - Đưa nhân dân Nga ra khỏi cuộc chiến tranh.
- Đáp ứng quyền lợi thiết thực của nhân dân Nga.
 
1918-1920  - Chống thù trong, giặc ngoài. - Đánh bại sư tấn công của 14 nước đế quốc bảo vệ thành quả cách mạng.
 
 
Câu 2. Nước Nga Xô viết phải thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (3-1921) vì:
 
- Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn. 7 năm chiến tranh kéo dài (1914 - 1921) đã tàn phá nặng nề nền kinh tế; sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 1/2 so với mức trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7, nền sản xuất bị đình trệ, đất đai bị bỏ hoang; trâu bò, nông cụ, phân bón, giống cây trồng bị thiếu. Đời sống của nhân dân (công nhân, nông dân, binh lính) hết sức khổ cực.
 
- Trong tình hình ấy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xà hội bị rối loạn nghiêm trọng. Bọn phản cách mạng thừa cơ nổi dậy, kích động nhân dân tích cực chống lại chính quyền Xô viết. Đặc biệt, bọn tư bản đế quốc bên ngoài cũng đang kêu gọi chống phá chính quyền cách mạng, bao vây kinh tế, cấm vận đối với Liên Xô. Trong hoàn cảnh ấy, tháng 3-1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định ban hành Chính sách kinh tế mới.

0