05/06/2017, 10:35

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 32)

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 32), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì? A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá. B. Chính quyền ...

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 32), có đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
 
Câu 1. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
 
A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga.
D Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.
 
Câu 2. Cuối năm 1918, quân đội bao nhiêu nước đế quốc bao lấy tấn công Nhà nước Xô viết trẻ tuổi?
 
A. Quân đội 12 nước.
B. Quân đội 13 nước.
C. Quân đội 14 nước.
D. Quân đội 15 nước.
 
Câu 3. Nước Nga xô viết chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, để cứu vãn tình thế đó, chính phủ Xô viết đã thực hiện chính sách gì?
 
A. Cộng sản thời chiến.
B. Quốc hội hóa toàn hộ các xí nghiệp của tư bản.
C. Lấy ruộng đất của địa chu giao cho nông dân.
D. Nhà nước nắm độc quyền quản lí và phân phối lương thực.
Câu 4. "Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười Nga chiếu sáng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất...". Câu nói đó của ai?
 
A. Lê-nin.                                C. Xta-lin.
B. Hồ Chí Minh.                      D. Mao Trạch Đông.
 
Câu 5. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất buộc nước Nga phải thực hiện “Chính sách kinh tế mới” vào năm 1921?
 
A. Chiến tranh đã phá hoại nặng nề kinh tế.
B. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút.
C. Nhiều vùng lâm vào bệnh dịch và nạn đói.
D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng.
 
Câu 6. Trong "Chính sách kinh tế mới" đã thay thế chế độ trứng thu lương thực thừa bằng:
 
A. Thuế lương thực nộp bằng tiền.
B. Thuế lương thực nộp bằng công lao động,
C. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật.
D. Thuế lương thực nộp hàng tháng.
 
Câu 7. Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong "Chính sách cộng sản thời chiến", đến khi thực hiện "Chính sách kinh tế mới " được thay đổi như thế nào?
 
A. Trả hết toàn bộ nhà may, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xảy dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).
C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lý.
 
Câu 8. “Chính sách kinh tế mới” ở Nga được bắt đầu từ ngành nào?
 
A.  Công nghiệp.                     C. Thương nghiệp
B.  Thu công nghiệp.               D. Nông nghiệp
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Điền vào ô trống để hoàn thành nội dung bảng dưới đây:
 
Nội dung Cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười
1. Lãnh đạo     
2. Động lực     
3. Nhiệm vụ     
4. Tính chất     
 
Câu 2. Những biến đoi về mọi mặt ở Liên Xô ti ong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941.
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 32
 
 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C A B A C B D
         
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Điền vào ô trống để hoàn thành nội dung bảng dưới đây:
 
Nội dung Cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười
1. Lãnh đạo - Đảng Bôn-sê-vích. - Lê nin và Đảng Bôn-sê- vích.
2. Động lực - Công, nông, binh lính. - Công, nông, binh lính.
3. Nhiệm vụ - Lật đổ Chính phủ Nga hoàng. - Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.
4. Tính chất - Cách mạng dân chủ tư sản. - Cách mạng vô sản.
 
Câu 2. Những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941:
 
- Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, máy móc phải nhập ở nước ngoài. Vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
 
- Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô còn thực hiện nhiệm vụ tập thể hóa nông nghiệp, đưa nông dân tham gia nông trang tập thể. Sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai, nhân dân Liên Xô đã đạt được những thành tựu rực rỡ.
 
+ Về kinh tế: Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ); xây dựng được một nền nông nghiệp tập thế hóa, cơ giới hóa, qui mô sản xuất lớn.
 
+ Về văn hóa giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phổ cập xong giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học ở thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
 
+ Về xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa hỏ, chỉ còn lại giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
 
- Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên xô phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

0