05/06/2017, 10:35
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 24)
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 24), có đáp án. PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Ngày 10 - 10 - 1911, diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc? A. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống. B. Đồng ...
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 24), có đáp án.
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Ngày 10 - 10 - 1911, diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
A. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương,
C. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở miền Nam.
D. Triều đình Mãn Thanh sụp đổ.
Câu 2. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Câu 3. Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 4. Ngày 12 - 2 - 1912, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?
A. Khởi nghĩa Vũ Xương.
B. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thông.
C. Hoàng đế Phổ Nghi từ ngôi, nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải,
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
Câu 6. Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX.
B. Giữa thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX.
Câu 7. Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913). Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo ?
A. Nô-rô-đôm.
B. A-cha-Xoa.
C. Pu-côm-bô.
D. Pha-ca-đuốc.
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
Câu 2. Em hãy cho biết tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Ngày 10 - 10 - 1911, diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
A. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương,
C. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở miền Nam.
D. Triều đình Mãn Thanh sụp đổ.
Câu 2. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Câu 3. Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 4. Ngày 12 - 2 - 1912, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?
A. Khởi nghĩa Vũ Xương.
B. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thông.
C. Hoàng đế Phổ Nghi từ ngôi, nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải,
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
Câu 6. Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX.
B. Giữa thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX.
Câu 7. Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913). Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo ?
A. Nô-rô-đôm.
B. A-cha-Xoa.
C. Pu-côm-bô.
D. Pha-ca-đuốc.
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
Câu 2. Em hãy cho biết tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 24
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | A | C | B | B | A | C |
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản:
- Trước sự tăng cường can thiệp của các nước phương Tây, Nhật Bản đã lựa chọn con đường canh tân để phát triển đất nước.
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự...
+ Về kinh tế: Chính phủ Nhật đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sô hạ tầng, đường sá, cầu cống, giao thông liên lạc...
+ Về chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú di du học ở phương Tây.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, dạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài...
- Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa,, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu 2. Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc:
+ Một số nước đi vào con đường chủ nghĩa tư bản muộn, phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa như Đức, Áo, Hung.
+ Các đế quốc “già” tốc độ phát triển chậm lại nhưng chiếm phần lớn thuộc địa như Anh, Pháp, Nga. Vì thế mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt -> những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đã diễn ra.