05/06/2017, 10:35
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 26)
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 26), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Cuối thế kỉ XX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á ? A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, ...
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 26), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Cuối thế kỉ XX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á ?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 2. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo. khôn khéo cúa Ra-ma V.
B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV.
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
Câu 3. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh.
B. Thái Lan được Mĩ giúp đỡ.
C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ dược chủ quyền.
Câu 4. Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới.
B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản.
c. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản.
D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 5. Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-dô-nê-xi-a?
A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a thành lập.
D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
Câu 6. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á cổ điển chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 7. Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa A-cha-Xoa.
C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô.
D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.
Câu 8. Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm nào?
A. Từ năm 1884. C. Từ năm 1886.
B. Từ năm 1885. D. Từ năm 1893.
PHẨN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày tóm tắt nguyên nhân, diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2. Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu của Lịch sử thế giới cận đại ?
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Cuối thế kỉ XX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á ?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 2. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo. khôn khéo cúa Ra-ma V.
B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV.
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
Câu 3. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh.
B. Thái Lan được Mĩ giúp đỡ.
C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ dược chủ quyền.
Câu 4. Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới.
B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản.
c. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản.
D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 5. Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-dô-nê-xi-a?
A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a thành lập.
D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
Câu 6. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á cổ điển chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 7. Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa A-cha-Xoa.
D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.
Câu 8. Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm nào?
A. Từ năm 1884. C. Từ năm 1886.
B. Từ năm 1885. D. Từ năm 1893.
PHẨN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày tóm tắt nguyên nhân, diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2. Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu của Lịch sử thế giới cận đại ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 26 PHẦN 1.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | D | B | A | C | D | D |
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Tóm tắt nguyên nhân, diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Nguyên nhân :
Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc trở nên vô cùng sâu sắc dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau (khôi Liên minh gồm Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kì. Khỏi Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga). Mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa là mâu thuần lớn nhất giữa các đế quốc. Hai khối tích cực ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh để thanh toán địch thủ nhằm chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. Trong đó Đức là nước hung hãn nhất.
*Diễn biến:
- Ngày 28-7-1914. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
- Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.
Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới. Giai đoạn thử nhất (1914-1916).
Ở mật trận phía Tây, Đức thực hiện kế hoạch chớp nhoáng nhằm đánh bại Pháp. Pa-ri bị uy hiếp, nhưng ở mặt trận phía Đông quân Nga tấn công Đức, giải nguy cho Pháp. Từ năm 1916 cả hai phe ở trong thế cầm cự.
Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
Từ mùa xuân 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở phía Tây. Ngày 7-11- 1917 cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở Nga. Nhà nước Xô viết rút khỏi chiến tranh.
Tháng 7-1918, quân Anh, Pháp phản công, tháng 9-1918 quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công, các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
Cách mạng ngày 9-11-1918 ở Đức lật đổ nền quân chủ, thành lập nền cộng hòa.
Ngày 11-11-1918, chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc.
Câu 2. Năm sự kiện tiêu biểu của Lịch sử thế giới cận đại:
- Cách mạng Hà Lan: mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.
- Cách mạng tư sản Pháp: cuộc cách mạng triệt để nhất.
- Phong trào công nhân: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản.
- Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917: mở ra một thời kì mới - thời kì lịch sử thế giới hiện đại.