05/06/2017, 10:35

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 30)

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 30), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chừ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quàn chủ chuyên chế ở Nga là ai? A. Nga hoàng Ni-cô-lai I. C. Nga hoàng Ni-cô-lai III. ...

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 30), có đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chừ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quàn chủ chuyên chế ở Nga là ai?
 
A.  Nga hoàng Ni-cô-lai I.                 C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
B.  Nga hoàng Ni-cô-lai II.                D. Nga hoàng đại đế.

Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng:
 
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng,
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
 
Câu 3. Tình hình nước Nga trước khi cách mạng bùng nổ?
 
A. Là một đế quốc quân chủ chuyên chế bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
B. Hậu quả của cuộc chiến tranh (1914) đè nặng lên các tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt.
C. Chính phủ Nga hoàng bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị.
D. Tất cả các ý trên.
 
Câu 4. Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiên tranh đế quốc (1914-1918) để lại :
 
A. Kinh tế suy sụp.
B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.
D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
 
Câu 5. Vì sao nhân dân chán ghét Nga hoàng ?
 
A. Nga hoàng bóc lột nhân dân thâm tệ.
B. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc,
C. Nga hoàng đánh thuế ruộng đất cao.
D. Nga hoàng không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội.
 
Câu 6. Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước một tình thế như thế nào?
 
A. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.
C. Chính phủ Nga hoàng sắp bị sụp đổ.
D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.
 
Câu 7. Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào ?
 
A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C. Quốc tế thứ nhất.
D. Quốc tế thứ hai.
 
Câu 8. Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai-1917 ở Nga là :
 
A. Phụ nữ, nông dân.
B. Phụ nữ, công nhân, binh lính,
C. Phụ nữ, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, nông dân.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai thành công, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng?
 
Câu 2. Lập bảng so sánh “Chính sách cộng sản thời chiến” và “Chính sách kinh tế mới”.
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 30 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C D D B A A B
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Sau khi Cách mạng tháng Hai thành công, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng:
 
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 tuy đã lật đổ chế độ Nga hoàng, thực hiện thành công một phần của nhiệm vụ cách mạng tư sản, song ở nước Nga lúc này lại diễn ra cục diện chính trị đặc biệt.
 
+ Hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản (vẫn đang theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân) và chính quyền Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
 
- Trong tình hình cục diện chính trị như vậy, Lê-nin và Đảng Bôn-sê- vích buộc phải chuẩn bị kê hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng vũ lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
 
Câu 2. Lập bảng so sánh “Chính sách cộng sản thời chiến” và “Chính sách kinh tế mới”:
 
 
Tiêu chí so sánh Chính sách cộng sản thời chiến Chính sách kinh tế mới
Hoàn cảnh 1918-1920, tiến hành chiến tranh cách mạng, thù trong, giặc ngoài 1921-1925, khó khăn khi đất nước bước vào thời kì hòa bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa
 
Nội dung - Trưng thu lương thực thừa.
- Quốc hữu hóa toàn bộ xí nghiệp.
- Nhà nước nắm độc quyền về quản lí, phân phối lương thực, thực phẩm.
- Thi hành chế độ lao động bắt buộc.
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.
- Tự do buôn bán, mở lại các chợ.
- Cho phép tư nhân mộ các xí nghiệp nhỏ.
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đẩu tư kinh doanh ở Nga.
Tác dụng - Tập trung toàn bộ sức người, sức của để chống thù trong, giặc ngoài.
 
- Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Mười.
- Phục hồi phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
- Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 

0