05/06/2017, 10:35

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 27)

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 27), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào? A. Nổi dậy khởi nghĩa. ...

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 27), có đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
 
A. Nổi dậy khởi nghĩa.
B. Thành lập các tổ chức yêu nước.
C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.
 
Câu 2. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập vào thời gian nào?
 
A. Tháng 5-1920.
B. Tháng 5-1921.
C. Tháng 5-1922.
D. Tháng 5-1923.
 
Câu 3. Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, can thiệp sâu vào Phi-líp-pin vào thời gian nào?
 
A. Ngày 28 - 8 - 1896.                                C. Tháng 6 - 1898.
B. Tháng 4 - 1898.                                     D. Tháng 8 - 1898.
 
Câu 4. Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?
 
A. Tây Ban Nha và Mĩ trao trả độc lập cho Phi-líp-pin.
B. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.
C. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.
D. Tạo điều kiện cho Phi-líp-pin phát triển tư bản chủ nghĩa.
 
Câu 5. Cam-pu-chia chính thức trở thành thuộc địa của Pháp từ năm nào?
 
A. Năm 1863.
B. Năm 1864.
C. Năm 1884.
D. Năm 1885.
 
Câu 6. Ba nước Đông Dương là thuộc địa của nước nào? 
 
A. Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha
C. Pháp
D. Anh
 
Câu 7. Thực dân Pháp xâm chiếm Lào khi nào?
 
A. Sau khi xâm chiếm Thái Lan và Campuchia
B. Sau khi đã hoàn thành việc hình định quân sự Việt Nam và Cam-pu-chia
C. Sau khi đặt chân đến Việt Nam, Cam-pu-chia.
D. Sau khi xâm chiếm xong hàng loạt các nước Đông Nam Á.
 
Câu 8. Mở đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào?
 
A. Khởi nghĩ do Ong Kẹo chỉ huy.
B. Khởi nghĩa cua Com-ma-đam.
C. Khởi nghĩa của Pa-chay.
D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Nêu những nét chính về diễn biến chiến sự trong giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916).
 
Câu 2. Theo em, khi học về các cuộc cách mạng tư sản thì cần nắm vững những vấn đề gì?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 27 PHẦN 1.

 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A B B C C B D
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Những nét chính về diễn biến chiến sự trong giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916):
 
Khởi đầu, Đức chớp nhoáng đánh chiếm Bỉ rồi thọc sang Pháp, ngăn chặn con đường ra biến không cho quân Anh tiếp viện. Pa-ri bị uy hiếp. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều hết quân để chống lại Nga. Pa-ri được giải vây. Pháp phản công và giành thắng lợi ở Mác-nơ. Quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu. Chiến tranh chớp nhoáng của Đức bị thất bại.
 
Năm 1915, Đức dồn sang mặt trận phía Đông tấn công Nga. Năm 1916, Đức lại quay lại mặt trận phía Tày tấn công pháo đài Véc-đoong của Pháp. Từ cuối năm 1916, quân Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông-Tây.
 
Câu 2. Khi học về các cuộc cách mạng tư sản thì cần nắm vững những vấn đề sau:
 
- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa đã mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Điều đó phản ánh trong mâu thuẫn xã hội, giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác ngày càng gay gắt, dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản.
 
- Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI, Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII đã có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của xã hội loài người.
 
- Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) là cuộc cách mạng tư sản điển hình và triệt để nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX.
 
- Tiếp theo, các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới những hình thức khác nhau ở nhiều nước, tuy kết quả không giống nhau, song đều đạt được mục tiêu chung là chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới. Một số nước tư bản chủ yếu đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.

0