Chứng minh Bà La Môn giáo ở Việt Nam là một tôn giáo hỗn dung giữa yếu tố ngoại sinh (truyền thống BLM) với nội sinh (truyền thống bản địa)
Người Chăm Bàlamôn (BLM) tự gọi mình là "Chăm Jat", Jat có nghĩa là gốc, sự thật. Người Chăm còn gọi là Bà Chăm (để phân biệt với Bàni). Các nhà nghiên cứu về Chăm cũng tập trung nghiên cứu về người Chăm Jat, bởi lẽ tôn giáo Bàlamôn du nhập vào Chăm Pa sớm hơn, tồn tại lâu hơn và tiếp ...
Người Chăm Bàlamôn (BLM) tự gọi mình là "Chăm Jat", Jat có nghĩa là gốc, sự thật. Người Chăm còn gọi là Bà Chăm (để phân biệt với Bàni). Các nhà nghiên cứu về Chăm cũng tập trung nghiên cứu về người Chăm Jat, bởi lẽ tôn giáo Bàlamôn du nhập vào Chăm Pa sớm hơn, tồn tại lâu hơn và tiếp biến nhiều yếu tố truyền thống văn hóa bản địa Chăm nên còn giữ được nhiều yếu tố văn hóa gốc. Trong quan niệm "nhất thể lưỡng hợp" của hai nhóm cộng đồng tôn giáo, người Chăm Bàlamôn ...
Cơ cấu và thiết chế xã hội Chăm trước đây đã chi phối 4 tầng lớp xã hội. Theo lời văn bia Mỹ Sơn thì dưới đời vua Jaya Indravarman (1088) xã hội Chăm có 4 đẳng cấp: Brahman (Tu sĩ, tăng lữ Bàlamôn); Kryttriya (Quý tộc, vương phái, võ sỹ); Vaicya (Bình dân); Cudra (Cùng đinh, nô lệ). Ngày nay, trong xã hội Chăm vẫn còn phân biệt các đẳng cấp như trên nhưng tên gọi có khác: Tu sỹ Bàlamôn (Halơw jănưng); Quý tộc (Takai gai); Bình dân (Bal liwa pănliua, kulit); Nô lệ, tôi tớ (Halun halăk, halun klor).
Trong hệ thống chức sắc Bàlamôn có hai tầng lớp: các chức sắc tu sỹ pà xế (passeh) và các chức sắc dân gian (các nghệ nhân sử dụng nhạc lễ, trang trí, thầy cúng, thầy pháp). Tu sĩ pà xế là những chức sắc tôn giáo Bàlamôn, có địa vị cao nhất trong xã hội, thậm chí cao hơn cả vua chúa. Pà xế được coi là những người trí thức, họ biết chữ Chăm, lưu giữ các sách cổ Chăm qui định về các nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo.Về mặt xã hội, họ thuộc tầng lớp quí tộc cũ và trước đây là tầng lớp trung nông. Tu sĩ pà xếđược duy trì trong xã hội Chăm theo cha truyền con nối. Những người không thuộc dòng dõi chức sắc thì dù có giỏi mấy cũng không được vào hàng ngũ này. Hệ thống pà xếđược sắp xếp từ thấp đến cao: Cấp thấp nhất là thầy passeh Đung a kok. Đây là chức sắc mới nhập môn, phải học chữ Chăm, học các giáo lý, giáo luật và bắt đầu để tóc dài, búi tó. Cấp thứ hai là thầy passeh Liah,được làm lễ phong chức từ passeh Đung a kok lên. Cấp thứ ba là passeh pwah (pa huăk), được làm lễ phong chức từ passeh liah lên, phải là người có thâm niên, và là người duy nhất được làm "lễ cho ăn" trong tang ma. Cấp thứ tư là thầy passeh Tapah. Đây là những tu sĩđã đạt đến độ thoát tục, phải qua những điều kiện rất khắt khe mới được phong chức và phải trải qua ba giai đoạn: Tapahkatat, Tapahkađa và Tapahkađôi. Đây là chức danh phó cả sư. Khi chọn người để phong chức cả sư, trước hết phải chọn Tapahkađôi. Để nhập vào hàng ngũ pà xế và lên đến chức cả sư, phải thực hiện đủ các lễ tôn chức như sau: Lễ nhập đạo (dungakau), gọi là lễ xông miệng học chữ Chăm; Lễ lên cấp pà xế liah, giai đoạn học kinh kệ và học các nghi thức hành lễ; Lễ tôn chức tu sĩ chính thức (puah); Lễ tôn chức cả sư hoặc phó cả sư (popaik hoặc podhia). Cao nhất là chức cả sư (Podhia - Pô xà. Pô: ngài, thần, vị, đấng, từđiển Chăm-Việt viết là Ppo). Đây là người có quyền tối cao trong tôn giáo Bàlamôn. Ở tỉnh Ninh Thuận chia làm ba khu vực tôn giáo Bàlamôn nên bao giờ cũng có 3 thầy Pô xà. Đến các làng Chăm Bàlamôn có thể nhận biết được đội ngũ chức sắc pà xế bởi vì họ luôn phải mang trang phục chức sắc của mình. Từ thầy passeh pa huăk trở lên, đi đâu họ cũng mang theo cây gậy thần theo quy định (Thầy pà xế có hai loại gậy, gậy dài gọi là gậy cài môn và gậy ngắn là gậy xừ. Gậy ngắn thường dùng đi chơi,đi thăm hỏi, đi làm lễ tang nhỏ như lễ "một thầy". Gậy dài để dùng làm lễ tang lớn...). Trang phục và đồ trang sức của các thầy khác nhau theo từng cấp pà xế. Nhưng có những điểm chung là tóc dài búi tó, không được để râu. Trên đầu các thầy pà xế luôn đội khăn vải màu trắng, không bao giờđi giày, chỉđi dép nhựa hoặc đi chân đất. Ngày xưa các thầy đi loại dép làm bằng da trâu hoặc đi chân đất. Tu sỹ pà xế Bàlamônđược quyền lấy vợ, sinh con nhưng phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe, phải kiêng cữ rất nhiều thứ: Không được ăn thịt những con vật đẻ ra con. Có thể vì lý do quan niệm lễ tang là làm lễ tái sinh ra người hoặc con vật sinh con đẻ cái; Không ăn thịt những con vật gắn với truyền thuyết, chuyện cổ Chăm và tín ngưỡng thờ súc vật như lươn, ếch, giông, cá trê, thỏ, hoẵng, những con vật chết yểu, chết do bị thương, những loại hoa quả như chuối hột, đu đủ, đậu hạt, quả sung, bí đao, rau sam, rau dền; Không uống các loại nước có chất lên men, khi đang hành lễ cũng chỉđược uống rượu tượng trưng; Không được đến dự các nghi lễ thuộc "cõi sống" như lễ cưới, lễ Rija prwong (Chà và lớn); Khi tiểu tiện phải ngồi xổm (bởi các thầy là đàn bà, thuộc âm), khi đi đại tiện phải cởi áo trùm đầu; Đi tắm phải xem ngày. Ngày rằm, mồng một theo âm lịch, ngày thứ hai, thứ sáu trong tuần không được ngủ với vợ. Trước khi ăn, ngủđều phải đọc kinh; Khi ngủ không được quay đầu hướng nam vì người Chăm Bàlamôn coi hướng nam là hướng chết (khi có người chết phải đặt quay đầu hướng nam), ngược lại với chức sắc Hồi giáo Bàni kiêng quay đầu hướng bắc. Các thầy pà xế còn phải kiêng cữ rất nhiều ở những lĩnh vực khác. Trong nhà các thầy luôn có chiếtđựng rất nhiều sách viết bằng chữ Chăm cổ hướng dẫn các qui trình hành lễ, các bài văn khấn, hình vẽ các bùa, các câu thần chú v.v... Mỗi lần hành lễ, phải có nghi thức hạ chiết sách. Tu sỹ pà xế mặc sắc phục riêng màu trắng, búi tóc ởđỉnh đầu. Sự phân biệt các cấp pà xế dựa vào hoa văn thổ cẩm đính trên váy và khăn. Hiện nay, có 37 vị tu sỹ pà xế, trong đó có 3 vị cả sư Pô xà cai quản tín đồ và đảm trách các nghi lễ của ba khu vực đền tháp. Khu vực tháp Pôrômê do cả sư Hán Bằng (người làng Mỹ Nghiệp) phụ trách, khu vực tháp Pôklongirai do cả sư Vạn Tạ (người làng Phú Nhuận, mới tạ thế tháng 5 năm 2004) phụ trách, khu vực đền Pô Inư Nưgar do cả sư Hải Quí (người làng Vĩnh Thuận) phụ trách. Nếu một cả sưở khu vực nào qua đời thì chọn một phó cả sư lên thay thế, nhưng phải được sựđồng tình của cộng đồng người Chăm khu vực đó.
b. Hệ thống giáo lý, giáo luật
Từ xa xưa, người Chăm Bàlamôn không liên hệ với cộng đồng ấn Độ giáo trên thế giới. Vì vậy, tôn giáo Bàlamôn của người Chăm không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng. Ngày nay, đại đa số người Chăm Bàlamôn không biết đến giáo lý, giáo luật của Bàlamôn. Chúng chỉ tồn tại trong hàng ngũ chức sắc pà xế, với tên gọi đã bị Chăm hóa nhưng vẫn bắt nguồn từ gốc ấn Độ. Đó là những bộ kinh VệĐà được Hindu giáo kế thừa và bổ sung qua bộ kinh Upanishad (áo nghĩa thư) như Rigvêđa (độc tung vệđà), Samavada (ca vịnh vệđà), Yajurvada (tế tự vệ đà) và Athrvamda (gồm bùa chú và khấn trừ tà ma) và một số kinh luật khác được các tăng lữ pà xế Chăm Bàlamôn từ xa xưa phiên dịch ra tiếng Chăm, ghi lại bằng chữ Chăm trong các thư tịch cổ Chăm, được truyền lại từđời này qua đời khác và được thay đổi trong quá trình vận dụng vào cho phù hợp với thức tiễn tín ngưỡng và đời sống xã hội Chăm qua các thời kỳ. Hệ thống kinh luật thể hiện bằng văn bản chữ Chăm và được các thầy pà xế sử dụng hiện nay không còn nhiều, chủ yếu là các kinh tụng trong lễ nghi cúng tế. Kinh tụng lễ rửa tội trừ tà (Pakblih),được dùng trong lễ rửa tội cho các tu sỹ; Kinh tấn phong chức sắc thầy cả sư pô xà (Gal pak tangun); Kinh dựng và nhập kút (mưtayang); Kinh tụng nằm thiếp và tấn phong (Gal pak Pakaup); Kinh hiến tế trên tháp và cầu đảo (Băk kap); Kinh tống ôn thôn xóm (Băk kap play); Kinh trong nghi lễ cúng đền tháp, lễ chặn nguồn nước (Băk kaphay danak). Ngoài những bộ kinh chính nói trên, các chức sắc pà xế còn lưu giữ những bài tang ca, các truyện thơ (Ariya), sách lịch (Sakawi)để phục vụ cúng lễ. Các bộ kinh luật trên được chép tay trên lá buông hoặc giấy vở bao xi măng. Nó được giữ gìn cẩn thận và được coi là rất linh thiêng, thường để trong các chiết sách treo trong nhà, mỗi lần hạ chiết phải làm nghi thức cúng lễ. Những bộ kinh này ít được truyền bá, chủ yếu cha truyền con nối trong tầng lớp tu sỹ. Từ lâu, hai bộ kinh cầu đảo và tống ôn trong làng ít khi dùng đến. Kinh hiến tế trên đền tháp được sử dụng định kỳ hàng năm vào dịp lễ hội Katê. Kinh được dùng thường xuyên nhất là kinh rửa tội trừ tà.
c. Hệ thống thần linh
Tôn giáo Bàlamôn vốn là tín ngưỡng đa thần. Hầu như mọi yếu tố vật chất trong tự nhiên đều có thần linh ngự trị. Thần ở trên trời như thần mặt trời, thần gió, thần mưa, thần sấm sét. Thần ở trên mặt đất như thần núi, thần sông, thần cây, thần rừng, thần ở các động vật, ở các công cụ lao động, ởđền tháp.v.v... Tuy nhiên, hệ thống thần linh của người Chăm Bàlamôn không theo một hệ thống rạch ròi như Bàlamôn nguyên thủy mà đã được bồi đắp nhiều lớp đời này qua đời khác thông qua sự cúng tế, cầu nguyện. Đền tháp theo tôn giáo ấn Độ là để thờ các đấng thần linh của Bàlamôn giáo, nhưng người Chăm đã biến thành thờ các nhân thần, có tên tuổi cụ thể như Pôrômê, Pôklongirai. Trong các nghi lễ, được thỉnh mời đầu tiên là 3 vị thần: Pô Ginuor mơtri (thần Shiva); Yang Pô, Yang Amư (Giang pô là thần trời. Giang A mư là thần cha), đây là hai vị thần tối cao thuộc dương, luôn được thỉnh mời đầu tiên trong các lễ tục Chăm; Yang Pô Inư Nưgar (Thần Mẹ xứ sở) thuộc âm (ở Ninh Thuận có nhiều thần Mẹ xứ sở, đó là những thần con gái của Pô Inư Nưgar như Pô Inư Nưgar Thu Ram ở Hữu Đức, Pô Inư Nưgar Hamukút ở Bĩnh Nghĩa, Pô Inư Nưgar Taha, Barau.v.v..., có những đền thờ Mẹ xứ sởđược coi nhưđền thờ thành hoàng làng). Ngoài ra còn vô số vị thần được thỉnh mời trong các nghi lễ như: Bò thần Kapil, Thần mặt trời Pô Atlitiak, Thần hủy diệt Pô Sapalai, Thần sáng tạo Pô Sapa Jươn, Thánh mẫu Pô Yang Inư Nưgar taha, Thần lửa Pô Yang patah apui, Thần tứ phương Pô Yang Akien, Dâm thần Pô Yang Sari, Thần bầu trời Pô ligik, Thần biển: Pô Yang atau tathik, Thần núi: Pô Yang Atau Chơk, Thần nước: Pô patah ia, Thần gò mối Pô Yang angin, Thần mưa Pô Yang Chan, Thần hộ mệnh bên tả bên hữu Pô nưbi, Pô bihanuk.v.v...
d. Hệ thống nghi lễ
- Lễ chuyển mùa, đón năm mới, tống ôn đầu năm (tháng 1 lịch Chăm): RiJa nưgar;
- Lễ cầu mưa: Yang palau Risah; Lễ cúng Pô nai (cầu mưa): Yang Pônai;
- Lễ cúng Pô riyak (cầu mưa); Lễ cúng chặn nguồn nước: Yang pakap halau kron;
- Lễ khai mương đắp đập: Yang trun limưn tăm; Lễ tế trâu (7 năm một lần) tại núi Đá trắng;
- Lễ cúng thần ruộng: Yang ey pô bhum hamu; Lễ cúng đầu lúa: Yang tac patai dok tian;
- Lễ cúng ruộng tục: Yang hamu tacam tadak;
- Lễ mừng lúa mới sau khi thu hoạch: Yang ba patai takok ditan.
* Hệ thống nghi lễ cộng đồng tôn giáo gồm:
- Lễ Ka tê là lễ hội lớn nhất của người Chăm Bàlamôn. Trong lễ Ka tê có các lễ thức: Lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng. Lễ Ka tê là lễ cúng cha (thuộc dương), vì vậy nên được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch (giữa năm), vì theo quan niệm của người Chăm "nam thất, nữ cửu" nên lễ cúng cha luôn vào tháng 7, và lễ Chabul (cúng mẹ, thuộc âm) được tổ chức vào tháng 9;
- Lễ Chabul (lễ cúng mẹ, thuộc âm); Lễ Yỗn yang (cầu đảo). Nghi lễ tôn chức các chức sắc tôn giáo gồm các nghi lễ tôn chức hàng pà xế từ thấp đến cao. Lễ Rija rwong có mục đích tôn chức thầy vỗ (mưtuồn), tôn chức bà bóng khu vực (Muk pajau) và bà bóng dòng họ (Muk rija), tôn chức nghệ nhân đánh trống ghi năng và nghệ nhân thổi kèn Saranai (On ataun Ginăn, On yuk Saranai), lễ tôn chức ông Kathành - người kéo đàn kanhi (kadhar) và bà đơm (mupuh) trong lễ tang. Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn vừa mang dấu ấn văn hóa bản địa, vừa mang những truyền thống Bàlamôn giáo, tập trung chủ yếu ở giai đoạn sinh, cưới và tang. Trong đó, với quan niệm luân hồi giải thoát, nghi lễ tang ma luôn được coi trọng hàng đầu.
- Lễ nhập kút trong nghi lễ tang ma là một hiện tượng phái sinh của Bàlamôn giáo. Các nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn bao gồm: Nghi lễ sinh đẻ (lễ cúng khi sinh nở; lễ tắm rửa cho hài nhi, lễ tra còng, đeo dây thiêng, đặt tên), Nghi lễ cưới (Lễ dạm hỏi, lễ hỏi, lễ cưới); Nghi lễ tang ma (Lễ tắm rửa, khâm liệm, lễ hoả táng, lễ nhập kút, lễ dựng kút và nhập kút, lễ mở cửa kút], tục thờ kút, lễ cúng giỗ 3 ngày, một tuần, một tháng, một năm).
Điểm đáng chú ý trong nghi lễ vòng đời của người Chăm là những quy định khắt khe về hôn nhân và liên quan đến các hình thức tang ma và giải thoát linh hồn. Theo quy định, người Chăm duy trì hôn nhân đồng tôn giáo và đồng dân tộc. Nếu người Chăm kết hôn với người khác dân tộc, khác tôn giáo, đến khi chết không được làm lễ tang cho người chết "trọn vẹn", không được nhập kút về với dòng họ mẹ và linh hồn không được giải thoát. Quy định này đã khép cộng đồng người Chăm trong những palei, được bao bọc bởi những hàng rào xương rồng gai góc.