Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 5)
Đề kiểm tra Hóa 10 Học kì 2 Thời gian làm bài: 45p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Câu 1: Các số oxi hóa ...
Đề kiểm tra Hóa 10 Học kì 2
Thời gian làm bài: 45p
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Các số oxi hóa phổ biến của Clo trong hợp chất là
A. -1, 0, +1, +3,+5,+7. B. -2, 0, +4, +6.
C. -1, +1, +3, +5, +7. D. -2, +4, +6.
Câu 2: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,2 mol KF và 0,1 mol KCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 27,05 gam. B. 39,75 gam. C. 10,8 gam. D. 14,35 gam.
Câu 3: Clorua vôi được điều chế bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng.
B. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường.
C. Cho clo tác dụng với nước
D. Cho clo tác dụng với Ca(OH)2 (dạng sữa vôi), ở 30ºC.
Câu 4: Khi cho O3 tác dụng lên giấy có tẩm KI và hồ tinh bột, thấy tờ giấy xuất hiện màu gì?
A.Màu vàng. B. Màu đỏ. C. Màu xanh. D. Màu tím.
Câu 5: Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3.
Câu 6: Để chứng minh tính oxi hóa của SO2, người ta cho SO2 phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch kiềm.
C. Dung dịch KMnO4.
D. Dung dịch axit sunfuhiđric.
Câu 7: Cho Na2CO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm khí thu được là
A. CO2 và SO2. B. SO3 và CO2. C. SO2. D. CO2.
Câu 8: Cho 1,3 gam Zn và 1,6 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,008 lít. B. 0,336 lít. C. 0,448 lít. D. 0,672 lít.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong đời sống, ozon được dùng để sát trùng nước sinh hoạt.
B. 90% lượng lưu huỳnh được khai thác để sản xuất H2SO4.
C. Tính axit của H2SO3 < H2SO4.
D. Để phân biệt CO2 và SO2 có thể dùng Ba(OH)2 dư.
Câu 10: Cho các cân bằng sau
(I) 2HI (k) ⇔ H2 (k) + I2 (k);
(II) CaCO3 (r) ⇔ CaO (r) + CO2 (k);
(III) FeO (r) + CO (k) ⇔ Fe (r) + CO2 (k);
(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k);
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm): Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: CO(k) + Cl2 (k) → COCl2(k)
Lúc đầu nồng độ Cl2 là 0,08 mol/l. Sau 1 phút 20 giây, nồng độ Cl2 là 0,024 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Cl2 trong khoảng thời gian trên.
Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt các dd sau chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn: CaCl2, KBr, HCl. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 3 ( 3 điểm):
1/ Dẫn từ từ 8,96 lít SO2 (ở đktc) vào 250 ml Ba(OH)2 1M. Kết thúc thí nghiệm thu được b gam chất rắn A và dung dịch B chứa c gam chất tan. Xác định b, c.
2/ Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm: Cl2, O2 (ở đktc, tỉ khối so với He là 13,85) phản ứng vừa đủ với 15,5 gam hỗn hợp Y gồm: Al, Cu thu được a gam chất rắn. Xác định % khối lượng các chất trong Y.
Câu 4 ( 1 điểm): Cho 3,15g hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M (hóa trị n không đổi), tác dụng với Cl2, sau một thời gian thu được 10,25g chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong H2SO4 loãng, sinh ra 1,12 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,1 mol M tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì lượng khí thoát ra không quá 2,52l ở đktc. Xác định kim loại M.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | D | D | C | D | D | D | C | D | D |
Câu 1: Các số oxi hóa phổ biến của Clo trong hợp chất là -1, +1, +3, +5, +7. Chọn đáp án C.
Câu 2:
KF + AgNO3 → không phản ứng
KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3
0,1 0,1 (mol)
→m ↓ = 0,1.143,5 = 14,35 gam. Chọn đáp án D.
Câu 3: Clorua vôi được điều chế bằng cách cho clo tác dụng với Ca(OH)2 (sữa vôi) ở 30 º C. Chọn đáp án D.
Câu 4: O3 + 2KI + H2O → I2 + 2KOH + O2. I2 sinh ra làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột. Chọn đáp án C.
Câu 5:
2HCl + BaCO3 → 2BaCl2 + CO2 ↑ + H2O
H2SO4 + BaCO3 → BaSO4↓ + CO2 ↑ + H2O
NaOH + BaCO3 → không hiện tượng. Chọn đáp án D.
Câu 6: Chọn đáp án D.
Câu 7: Na2CO3 + H2SO4 đ → Na2SO4 + CO2 + H2O. Chọn đáp án D.
Câu 8:
Cu + H2SO4 loãng → không phản ứng
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
0,02 0,02 mol
→Vkhí = 0,02.22,4 = 0,448 lít. Chọn đáp án C.
Câu 9: Không thể phân biệt CO2 và SO2 bằng Ba(OH)2 dư. Chọn đáp án D.
Câu 10:
Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là:
(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k). Chọn đáp án D.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm):
Đổi 1 phút 20 giây = 80 giây. (0,5 điểm)
Áp dụng công thức:
Tính được (0,5 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm):
- Trích mẫu thử, đánh STT (0,5 điểm)
Dùng dd Na2CO3: (0,5 điểm)
+ Nhận ra CaCl2 nhờ kết tủa trắng (CaCO3)
+ Nhận ra HCl nhờ khí (CO2) thoát ra.
+ KBr không hiện tượng (0,5 điểm)
PTHH: (0,5 điểm)
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
HS phân biệt theo cách khác, đúng cho điểm tối đa
Câu 3 ( 3 điểm):
1/ Tính số mol SO2 = 0,4 mol; số mol Ba(OH)2 0,25 mol (0,25 điểm)
Sau phản ứng thu được 2 muối BaSO3 (x mol), Ba(HSO3)2 (y mol)
PTHH: (0,5 điểm)
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
x x x (mol)
2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2
2y y y (mol)
Lập hệ phương trình: (0,5 điểm)
Giải hệ được x = 0,1 và y = 0,15. (0,25 điểm)
→ b = 0,1. 217 = 21,7 gam, c = 0,15.299 = 44,85 gam.
2/ Áp dụng qui tắc đường chéo hoặc lập hệ pt tìm ra số mol Cl2 = 0,15; O2 = 0,1 (0,5 điểm)
Gọi số mol của Al và Cu lần lượt là x và y (mol) (0,5 điểm)
Theo khối lượng: 27x + 64y =15,5 (1)
Theo bảo toàn e: 3.nAl + 2.nCu = 2.nCl2 + 4.nO2 → 3x + 2y = 0,7 (2)
Giải hệ được x = 0,1; y = 0,2 (0,5 điểm)
%mCu = 100 – 17,42 = 82,58%
Câu 4 ( 1 điểm):
Xét TH cho 0,1 mol M vào H2SO4 đặc (0,25 điểm)
Áp dụng bảo toàn e có số mol SO2 = 0,05.n
Theo bài ra có VSO2 < 2,52 lít → 0,05.n < 0,1125 → n > 2,25.
Mà n là hóa trị của kim loại → n = 3
Gọi số mol M là a (mol); số mol Mg là b (mol) (0,25 điểm)
Theo bài ra ta có: Ma + 24b = 3,15 (1)
Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng → khối lượng Clo = 10,25 – 3,15 = 7,1 gam
Theo bài ra ta có các quá trình (0,25 điểm)
Áp dụng bảo toàn e → 3a + 2b = 0,3 (2) thế vào (1) được: (0,25 điểm)
(36 – M). a = 0,45
M có hóa trị 3, M < 36, vậy M là Al.
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm