Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 2 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 6)
Đề kiểm tra 45p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án) Thời gian làm bài: 45p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) ...
Đề kiểm tra 45p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án)
Thời gian làm bài: 45p
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được nhiều oxi hơn?
A. 2KClO3 →(xt, tº) 2KCl +3O2.
B. 2KMnO4 →(tº) K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. 2H2O2 →(xt) 2H2O + O2.
D. 2KNO3 →(tº) 2KNO2 + O2.
Câu 2: Cho 1,3 gam kẽm tác dụng với 0,32 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. ZnS. B. ZnS và S. C. ZnS và Zn. D. ZnS, Zn và S.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm.
B. SO2 làm mất màu nước Br2.
C. SO2 là chất khí, màu vàng lục.
D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
Câu 4: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm khí thu được là
A. CO2 và SO2. B. SO3 và CO2. C. SO2. D. CO2.
Câu 5: Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng
A. quỳ tím.
B. dung dịch muối Mg2+
C. dung dịch chứa ion Ba2+
D. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
Câu 6: Cho 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 0,8125g một kim loại hoá trị II và dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,28 lít khí SO2 (đktc).Kim loại đã dùng là
A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Fe.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi - lưu huỳnh là
A. ns2np4. B. ns2np5.
C. ns2np3. D. (n-1)d10ns2np4.
Câu 9: Dãy chất gồm các chất vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là
A. H2S, SO2. B. SO2, H2SO4. C. F2, SO2. D. S, SO2.
Câu 10: Khi cho Fe vào các axit sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng?
A. HCl. B. H2SO4 đặc, nóng C. H2SO4 loãng. D. H2SO4 đặc, nguội.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a/ Lưu huỳnh tác dụng với H2.
b/ Cho Fe2O3 vào H2SO4 đặc
c/ Đốt bột nhôm trong bình khí oxi
d/ Cho CaSO3 vào H2SO4 loãng
Câu 2 ( 2 điểm): Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm: Fe và Al2O3 bằng một lượng vừa đủ 612,5 gam dung dịch H2SO4 8% thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 64,6 gam hỗn hợp muối khan.
1/ Xác định % khối lượng các chất trong X.
2/ Tính C% các chất tan trong Y.
Câu 3 ( 2 điểm): Sục từ từ 3,36 lít SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 11,2gam KOH. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m.
Câu 4 ( 1 điểm): Chia m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành hai phần bằng nhau.
+ Cho phần 1 tác dụng vừa đủ với Cl2 thấy có 6,72 lít khí Cl2 ở đktc phản ứng.
+ Cho phần 2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thấy thu được 20 gam chất rắn.
Tính giá trị của m.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | C | C | A | C | C | C | A | D | D |
Câu 1:
2KClO3 →(xt, tº) 2KCl +3O2.
1 1,5 (mol)
2KMnO4 →(tº) K2MnO4 + MnO2 + O2.
1 0,5 (mol)
2H2O2 →(xt) 2H2O + O2.
1 0,5 (mol)
2KNO3 →(tº) 2KNO2 + O2.
1 0,5 (mol)
Chọn đáp án A.
Câu 2:
Zn + S → ZnS
0,02 0,01 (mol)
Sau phản ứng thu được: ZnS: 0,01 mol và Zn dư 0,01 mol. Chọn đáp án C.
Câu 3: SO2 chất khí, không màu. Chọn đáp án C.
Câu 4:
2FeCO3 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O
Chọn đáp án A.
Câu 5: Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng dung dịch chứa ion Ba2+. Chọn đáp án C.
Câu 6:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,2 0,2
V = 0,2. 22,4 = 4,48 lít. Chọn đáp án C.
Câu 7: Áp dụng định luật bảo toàn electron có nKL = nkhí = 0,0125 mol.
Mkl = 0,8125 : 0,0125 = 65. Vậy kim loại là Zn. Chọn đáp án C.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi - lưu huỳnh là ns2np4. Chọn đáp án A.
Câu 9: S, SO2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. Chọn đáp án D
Câu 10: Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội. Chọn đáp án D
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
HS viết đúng mỗi PTHH được 0,5 điểm, không cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT
a/ H2 + S → H2S
b/ Fe2O3 + 3H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c/ 4Al + 3O2 → 2Al2O3
d/ CaSO3 + H2SO4 loãng → CaSO4 + SO2 + H2O
Câu 2 ( 2 điểm):
Theo bài ra có PTHH: (0,25 điểm)
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
x 3x x (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (0,25 điểm)
y y y (mol)
→ naxit = 0,5 mol. (0,25 điểm)
Gọi số mol Al2O3 và Fe lần lượt là x, y
Theo bài ra có hệ phương trình: (0,25 điểm)
Giải hệ được x = 0,1 mol; y = 0,2 mol
Tính số mol H2 = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mdd Y = mdd axit + mX - mkhí = 612,5 + 21,4 – 0,4 = 633,5 gam (0,25 điểm)
Câu 3 ( 2 điểm):
Tính được số mol SO2 = 0,15; số mol KOH = 0,2. (0,25 điểm)
Đặt (0,25 điểm)
→ sau phản ứng thu được 2 muối.
PTHH:
SO2 + KOH → KHSO3 (0,25 điểm)
x x x (mol)
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O (0,25 điểm)
y 2y y (mol)
Theo bài ra có HPT: (0,25 điểm)
Giải hệ được x = 0,1, y = 0,05 (0,25 điểm)
→ m = 19,9 gam (0,25 điểm)
Câu 4 ( 1 điểm):
Gọi số mol Fe; Cu trong mỗi phần là a và b (mol) (0,25 điểm)
Phần 1: Áp dụng bảo toàn electron (hoặc viết PTHH) → 3a + 2b = 0,6
Phần 2: (0,25 điểm)
2Fe + 6H2SO4 đ → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
a 0,5a (mol)
Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
b b (mol)
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
0,5a a (mol)
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
b b (mol)
2Fe(OH)3 →(tº) Fe2O3 + 3H2O
a 0,5a (mol)
Cu(OH)2 →(tº) CuO + H2O
b b
Chất rắn sau nung gồm Fe2O3: 0,5a mol và CuO: b mol (0,25 điểm)
→ 80a + 80b = 20
Giải hệ → a = 0,1; b = 0,15 → m = 2.(56.0,1 + 64.0,15) = 30.4 gam (0,25 điểm)
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm