Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 4)
Đề kiểm tra Hóa 10 Học kì 2 Thời gian làm bài: 45p I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. Câu 1: X là nguyên tố ...
Đề kiểm tra Hóa 10 Học kì 2
Thời gian làm bài: 45p
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của X, X chiếm 38,789% về khối lượng. Nguyên tố X là?
A. F. B. Cl. C. Br. D. I.
Câu 2: Dung dịch axit nào sau đây được ứng dụng để khắc chữ lên thủy tinh?
A. HCl. B. HBr. C. HF. D. H2SO4.
Câu 3: Cho 0,515 gam muối natri halogenua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,94 kết tủa. Công thức phân tử của muối là
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI.
Câu 4: Nguyên tố oxi trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa khác với các hợp chất còn lại?
A. K2O. B. H2O2. C. H2SO3. D. NaClO3
Câu 5: Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. F2. B. Fe. C. Mg. D. H2.
Câu 6: Dẫn 2,24 lít SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng là
A. 29,9 gam. B. 21,7 gam. C. 20,8 gam. D. 26,2 gam.
Câu 7: Hòa tan hết 9 gam Fe(OH)2 bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít.
Câu 8: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?
A. Cu và CuO. B. Fe và Fe2O3.
C. C và CO2. D. S và SO2.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch ZnCl2.
D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 10: Cho cân bằng hoá học: PCl5(k) ⇔ PCl3(k) + Cl2(k); Δ H > 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng.
B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng.
D. tăng áp suất của hệ phản ứng.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm): Trong thiên nhiên H2S là khí độc được sinh ra do nhiều nguồn như: Do hợp chất hữu cơ (rau, cỏ, xác động vật ...) thối rữa mà thành; các vết nứt núi lửa; hầm lò khai thác than; … . Em hãy giải thích tại sao H2S không bị tích tụ trong khí quyển (nguyên nhân chính) và viết phương trình minh họa.
Câu 2 ( 2 điểm): Cho hỗn hợp X gồm 1,2 gam Mg và 1,35 Al phản ứng hoàn toàn với một lượng khí Cl2 dư. Kết thúc phản ứng thấy thu được m gam muối. Tính m và thể tích khí Cl2 ở đktc cần dùng để phản ứng hết với lượng kim loại trên.
Câu 3 ( 3 điểm): Nung một hỗn hợp gồm có 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.
a/ Hãy viết các PTHH xảy ra.
b/ Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B.
Câu 4 ( 4 điểm): Một hỗn hợp A có khối lượng 5,08g gồm CuO và một oxit của sắt. Hòa tan hoàn toàn A trong dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,168 lít khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B chứa 12,2 gam muối sunfat. Xác định công thức của oxit sắt và % khối lượng từng oxit trong A?
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | C | B | A | B | D | B | C | B |
Câu 1: Oxit cao nhất của X là X2O7. Ta có:
→MX = 35,5. Vậy X là Clo. Chọn đáp án B.
Câu 2: Dung dịch axit HF được ứng dụng để khắc chữ lên thủy tinh. Chọn đáp án C.
Câu 3: NaX + AgNO3 → AgX + NaNO3
Có nNaX = nAgX ⇔
→ MX = 80. Vậy muối là NaBr. Chọn đáp án C.
Câu 4: Nguyên tố oxi trong H2O2 có số oxi hóa là -1. Chọn đáp án B.
Câu 5: Chọn đáp án A.
Câu 6:
SO2 + Ba(OH)2 dư → BaSO3 + H2O
0,1 0,1 (mol)
→ m ↓ = 0,1.217 = 21,7 gam. Chọn đáp án B.
Câu 7:
2Fe(OH)2 + 4H2SO4đ → Fe2(SO4)3 + SO2 +6 H2O
0,1 0,05
→Vkhí = 0,05.22,4 = 1,12 lít. Chọn đáp án D.
Câu 8: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất Fe và Fe2O3. Chọn đáp án B.
Câu 9: H2S + ZnCl2 → không phản ứng. Chọn đáp án C.
Câu 10: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. Chọn đáp án B.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm):
Nguyên nhân H2S không tích tụ trong khí quyển: H2S bị oxi hóa bởi O2 trong không khí ở điều kiện thường thành S không độc. (0,5 điểm)
2H2S + O2 → 2S + 2H2sO (0,5 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm):
Tính được: Mg (0,05 mol); Al (0,05 mol) (0,5 điểm)
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (0,25 điểm)
0,05 0,075 0,05 (mol)
Mg + Cl2 → MgCl2 (0,25 điểm)
0,05 0,05 0,05 (mol)
m = 0,05. 133,5 + 0,05. 95 = 11,425 gam (0,5 điểm)
V = (0,075+ 0,05).22,4 = 2,8 lít. (0,5 điểm)
Câu 3 ( 3 điểm):
Tính được nAl = 0,11 (mol), nS = 0,1275 (mol) (0,5 điểm)
PTHH:
2Al + 3S → Al2S3 (0,5 điểm)
0,11 0,1275 (mol)
Dựa vào tỉ lệ số mol xác định được chất rắn A sau phản ứng gồm: Al dư (0,025 mol); Al2S3 (0,0425 mol)
Cho A vào HCl có các phản ứng:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,5 điểm)
0,025 0,0375 (mol)
Al2S3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2S (0,5 điểm)
0,0425 0,1275 (mol)
Với chất khí ở cùng đk tº và p, tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol (0,5 điểm)
%VH2S = 100 – 22,72 = 77,28%. (0,5 điểm)
Câu 4 ( 4 điểm):
Tính được nSO2 = 0,0075mol
Gọi CuO (a mol), CT oxit sắt là FexOy (b mol)
Theo khối lượng ta có: 80a + b.(56x+16y) = 5,08 (1)
Sử dụng bảo toàn e hoặc viết PTHH: b.(3x-2y) = 0,015 (2)
Theo khối lượng muối sunfat: 160a+ 200.bx = 12,2 (3)
Giải hệ ta có a = 0,02, bx = 0,045, by = 0,06
→ x/y=3/4 nên công thức của oxit là Fe3O4
Tính được mCuO=1,6 g →
%mFe3O4 = 100 – 31,5 = 68,5%.
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm