Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 2 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 8)
Đề kiểm tra 15p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án) Thời gian làm bài: 15p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) ...
Đề kiểm tra 15p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án)
Thời gian làm bài: 15p
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Khi cho O3 tác dụng lên giấy có tẩm KI và hồ tinh bột, thấy tờ giấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng màu xanh này xảy ra do nguyên nhân nào?
A. Sự oxi hóa tinh bột tạo hợp chất bọc màu xanh.
B. Sự oxi hóa kali tạo hợp chất bọc màu xanh.
C. Sự oxi hóa iotua sinh ra I2, I2 kết hợp với hồ tinh bột tạo hợp chất bọc màu xanh.
D. Sự oxi hóa ozon tạo hợp chất bọc màu xanh.
Câu 2: Trong PTN oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3. B. KMnO4. C. (NH4)2SO4. D. NaHCO3.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Câu 4: Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dd KOH 2,5M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là
A. 15,80 gam. B. 12,00 gam. C. 19,75 gam. D. 15,00 gam.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng về SO2?
A. SO2 là chất khí, màu vàng lục.
B. SO2 làm xanh quỳ tím ẩm.
C. SO2 không làm mất màu dd Br2.
D. SO2 có thể oxi hóa H2S thành S.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a/ Đốt cháy magie với O2
b/ Lưu huỳnh tác dụng với sắt
c/ Đốt cháy H2S trong oxi dư
d/ Sục khí SO2 vào bình đựng dd Br2
Câu 2 ( 3 điểm): Cho 11,0 gam hỗn hợp A gồm: Al và Fe vào dung dịch H2SO4 10% loãng vừa đủ, thu được dung dịch B và 8,96 lít khí C (ở đktc).
Câu 3 ( 2 điểm): Cho 3,6 gam FeO phản ứng với H2SO4 đặc, tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thu được V lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Hãy viết PTHH xảy ra và tính giá trị của V.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | B | C | A | C | D |
Câu 1: Khi cho O3 tác dụng lên giấy có tẩm KI và hồ tinh bột, thấy tờ giấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra do sự oxi hóa iotua sinh ra I2, I2 kết hợp với hồ tinh bột tạo hợp chất bọc màu xanh. Chọn đáp án C.
Câu 2: Trong PTN oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân KMnO4. Chọn đáp án B.
Câu 3: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính khử. Chọn đáp án C.
Câu 4:
Tính được số mol SO2 = 0,1; số mol KOH = 0,25
→ sau phản ứng thu được K2SO3 và KOH dư. PTHH:
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
0,1 → 0,1 (mol)
mmuối = 0,1. 158 = 15,8 gam. Chọn đáp án A.
Câu 5: H2S + FeCl2 → không xảy ra phản ứng. Chọn đáp án C.
Câu 6:
Phát biểu đúng là SO2 có thể oxi hóa H2S thành S. Chọn đáp án D.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng PT trừ ½ số điểm mỗi PTHH.
a/ 2Mg + O2 → 2MgO
b/ Fe + S → FeS
c/ 2H2S + 3O2 dư → 2SO2 + 2H2O
d/ SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Câu 2 ( 3 điểm):
Tính được nC = 0,4 mol (0,25 điểm)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (0,5 điểm)
x 0,5x 1,5x (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
y y y (mol)
Gọi số mol Al và Fe lần lượt là x, y. Theo bài ra có hpt: (0,5 điểm)
Giải hệ được x = 0,2 mol; y = 0,1 mol (0,5 điểm)
Tính:
%mFe = 100 – 49,1 = 50,9%
Tính số mol H2SO4 pư = 0,4 mol → maxit = 0,4.98 = 39,2 gam (0,5 điểm)
→ mdd axit = 392 gam.
Áp dụng định luật bảo toàn KL: (0,25 điểm)
mdd B = m dd H2SO4 + mA – mC = 392 + 11 – 0,8 = 402,2 gam
Câu 3 ( 2 điểm):
Tính được số mol FeO = 0,05 mol (0,5 điểm)
PTHH: (0,5 điểm)
2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
0,05 0,025
Tính được số mol SO2 = 0,025 (0,5 điểm)
V = 0,025.22,4 = 0,56 lít (0,5 điểm)
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm