08/05/2018, 17:12

Đề kiểm tra 45 phút Toán 8 Chương 4 Hình Học (Có đáp án - Đề 1)

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH. Số các cặp mặt phẳng song song với nhau là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ có chiều dài AB = 22cm; chiều rộng BC = 14cm; chiều cao AM = 5cm. Thể tích hình hộp chữ ...

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH. Số các cặp mặt phẳng song song với nhau là:

A. 2     B. 3     C. 4     D. 5

Câu 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ có chiều dài AB = 22cm; chiều rộng BC = 14cm; chiều cao AM = 5cm. Thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ là:

A. 1 540cm3     B. 770cm3     C. 2 310cm3     D. 180cm3

Câu 3: Diện tích toàn phần của một hình lập phương là 726cm2. Thể tích của hình lập phương này là:

A. 1452cm3     B. 2178cm3     C. 1331cm3     D. 363cm3

Câu 4: Cho một hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ đáy là một tam giác vuông. Kích thước các cạnh như hình vẽ bên. Diện tích toàn phần của hình lăng trụ là:

Đề kiểm tra Toán 8 | Đề thi Toán 8

Câu 5: Hình chóp tứ giác có số các cạnh và mặt bên lần lượt là:

A. 4 và 5    B. 8 và 4    C. 4 và 8    D. 8 và 5

Câu 6: Một hình chóp tứ giác đều có thể tích bằng 96cm3, chiều cao của hình chóp là 8cm. Độ dài cạnh đáy của hình chóp bằng:

A. 6cm    B. 5cm    C. 7cm    D. 8cm

Phần tự luận (7 điểm)

Bài 1: (3 điểm) Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH. Chứng tỏ rằng:

a) ACGE là hình chữ nhật

b) DF = CE

Bài 2: (4 điểm) Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD, đáy ABCD là hình vuông có cạnh 3cm, cạnh bên SA = 5cm.

a) Tính đường cao SH của hình chóp.

b) Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C
Câu 4: B Câu 5: D Câu 6: A

Phần tự luận (7 điểm)

Bài 1: (3 điểm)

Đề kiểm tra Toán 8 | Đề thi Toán 8

a) Ta có AE // CG; AE = CG (gt)

Tứ giác ACGE là hình bình hành

Mặt khác AE ⊥ mp(EFGH)

Mà EG ⊂ mp(EFGH) => AE ⊥ EG tại E

Vậy tứ giác ACGE là hình chữ nhật

b) Chứng minh DF = CE

Vì DH ⊥ mp(EFGH ) nên DH ⊥ HF tại H

Suy ra DF2 = DH2 + HF2(Py-ta-go)   (1)

Vì AE ⊥ mp(ABCD) nên AE ⊥ AC tại A

Suy ra CE2 = AE2 + AC2(Py-ta-go)   (2)

Mà DH = AE; HF = EG = AC (hai đường chéo của hình chữ nhật)   (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra DF2 = CE2 => DF = CE

Bài 2: (4 điểm)

Đề kiểm tra Toán 8 | Đề thi Toán 8

a) Ta có: AC2 = AB2 + BC2 (Pytago) = 32 + 32 = 18(cm)

Đề kiểm tra Toán 8 | Đề thi Toán 8

Lại có: SH2 = SC2 - HC2 (Pytago)

Đề kiểm tra Toán 8 | Đề thi Toán 8

b) Gọi K là trung điểm của BC

Ta có: SK2 = SH2 + HK2 (Pytago)

Đề kiểm tra Toán 8 | Đề thi Toán 8

    

Các đề kiểm tra Toán 8 Chương 1 Đại Số có đáp án

0