Đề kiểm tra 1 tiết Hình học lớp 7 chương 2 năm học 2016-2017 có đáp án
Đề kiểm tra 1 tiết Hình học lớp 7 chương 2 năm học 2016-2017 có đáp án Đề kiểm tra 1 tiết Toán Hình học lớp 7 chương 2 năm học 2016-2017 do Dethikiemtra.com sưu tầm và cập nhật. Các em cùng làm thử và đối chiếu với đáp án chi tiết bên dưới nhé. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: HÌNH HỌC 7 ...
Đề kiểm tra 1 tiết Hình học lớp 7 chương 2 năm học 2016-2017 có đáp án
Đề kiểm tra 1 tiết Toán Hình học lớp 7 chương 2 năm học 2016-2017 do Dethikiemtra.com sưu tầm và cập nhật. Các em cùng làm thử và đối chiếu với đáp án chi tiết bên dưới nhé.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: HÌNH HỌC 7
Họ và tên:…………………… Lớp:……….. | Điểm | Lời phê của Thầy(Cô) |
I/ TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm)
1: Tổng ba góc của một tam giác bằng
A. 900
B.1800
C.450
D.800
2: ΔABC vuông tại A, biết số đo góc C bằng 520. Số đo góc B bằng:
A. 1480
B.380
C.1420
D.1280
3: ΔMNP cân tại P. Biết góc N có số đo bằng 500. Số đo góc P bằng:
A. 800
B.1000
C.500
D.1300
4: ΔHIK vuông tại H có các cạnh góc vuông là 3cm; 4cm. Độ dài cạnh huyền IK bằng
A. 8cm
B.16cm
C.5cm D.12cm
5: Trong các tam giác có các kích thước sau đây, tam giác nào là tam giác vuông ?
A. 11cm; 12cm; 13cm
B.5cm; 7cm; 9cm
C.12cm; 9cm; 15cm
D.7cm; 7cm; 5cm
6: ΔABC và ΔDEF có AB = ED, BC = EF. Thêm điều kiện nào sau đây để ΔABC = ΔDEF ?
A. góc A = góc D B.góc C = góc F
C.AB = AC
D.AC = DF
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Cho tam giác ABC vuông tại A, có góc B = 60 độ, và AB = 5cm. Tia phân giác của góc B cắt AC tại
D.Kẻ DE vuông góc với BC tại E.
1/ Chứng minh: ΔABD = ΔEBD.
2/ Chứng minh: ΔABE là tam giác đều.
3/ Tính độ dài cạnh BC.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÌNH HỌC LỚP 7 CHƯƠNG 2 NĂM HỌC 2016-2017
I. TRẮC NGHIỆM : (3 đ) Mỗi câu 0,5 đ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | B | A | C | C | D |
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu | Đáp án | Số điểm |
Vẽ hình | 1 điểm | |
1 | Chứng minh: ΔABD = ΔEBD Xét ΔABD và ΔEBD, có: BD là cạnh huyền chunG (gt) Vậy ΔABD = ΔEBD (cạnh huyền – góc nhọn) | 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
2 | Chứng minh: ΔABE là tam giác đều. ΔABD = ΔEBD (cmt) AB = BE mà góc B = 60 độ (gt) Vậy ΔABE có AB = BE và góc 60 độ nên ΔABE đều. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
3 | Tính độ dài cạnh BC Ta có (gt) Góc C+B = 90 độ(ΔABC vuông tại A) Mà BEA = góc B = 60 độ (ΔABE đều) Nên góc EAC = góc C ΔAEC cân tại E EA = EC mà EA = AB = EB = 5cm Do đó EC = 5cm Vậy BC = EB + EC = 5cm + 5cm = 10cm | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |