Tham khảo đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 – Phòng GD&ĐT Bình Giang có đáp án mới nhất
Tham khảo đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 – Phòng GD&ĐT Bình Giang có đáp án mới nhất Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 – Bình Giang có đáp án được Dethikiemtra.com sưu tầm và tổng hợp: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...
Tham khảo đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 – Phòng GD&ĐT Bình Giang có đáp án mới nhất
Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 – Bình Giang có đáp án được Dethikiemtra.com sưu tầm và tổng hợp: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7
Thời gian làm bài 90 phút
1 (2,0 điểm).
a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?
b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và phân tích tác dụng:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 150)
2 (3,0 điểm).
a) Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo thể thơ này trong chương Ngữ văn 7 (tập một)?
c) Viết một đoạn văn (khoảng từ 3 đến 5 câu) trình bày ngắn gọn nghệ thuật, nội dung của bài thơ em vừa chép.
3 (5,0 điểm).
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
——————-HẾT——————-
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu | Phần | Nội dung |
1 (2 điểm) | a | * Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. (Nếu HS không ghi lại đúng như khái niệm nhưng có cách hiểu đúng về điệp ngữ thì cho 0,25 điểm) |
* Các kiểu điệp ngữ thường gặp: – Điệp ngữ cách quãng – Điệp ngữ nối tiếp – Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) (Kể sai hoặc thiếu một kiểu điệp ngữ trừ 0,25 điểm) | ||
b | – Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ “vì” (điệp lại 4 lần) | |
– Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng | ||
– Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. ( Nếu HS chỉ nêu được tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu thì cho 0,25 điểm) | ||
2 (3 điểm) | a | – HS chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (như văn bản Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 104) * Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm |
b | – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật | |
– Tên bài thơ cũng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong chương trình Ngữ văn 7: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) * HS chỉ cần nêu đúng tên bài thơ là cho điểm tối đa. | ||
c | * Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng,không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ. | |
* Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: – Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc; giọng thơ hóm hỉnh, hài hước. – Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến. ( HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) |
3. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Bài làm tham khảo
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.