13/01/2018, 21:34

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Văn – THCS Phước Nguyên năm 2016

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Văn – THCS Phước Nguyên năm 2016 Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 7 trường THCS Phước Nguyên: Một người bạn phương xa hỏi thăm về trường em. Hãy cho bạn biết cảm xúc của em về ngôi trường em đang học. TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC ...

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Văn – THCS Phước Nguyên năm 2016

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 7 trường THCS Phước Nguyên: Một người bạn phương xa hỏi thăm về trường em. Hãy cho bạn biết cảm xúc của em về ngôi trường em đang học.

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7

NĂM HỌC 2016 – 2017

PHẦN I: VĂN BẢN

1.Văn học dân gian:

CHỦ ĐỀ

BÀI

PT
BIỂU ĐẠT

NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT CỦA
TÁC PHẨM

 

Ca dao dân ca về tình cảm gia đình.

– Bài 1: “Công cha…

…..ghi lòng con ơi

– Bài 4: “Anh em nào phải…hai thân vui vầy”

Tự sự + miêu tả + biểu cảm– Là những lời ru của mẹ, lời nói của cha mẹ, ông bà với con, cháu để nhắc nhở về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu…

– Lời nhắc nhở của ông bà cha mẹ: đã là anh em một nhà thì phải yêu thương, đoàn kết, chia sẻ cùng nhau. Đó cũng là một cách để làm cha mẹ vui lòng; gia đình êm ấm, hạnh phúc…

– Thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc, thể thơ lục bát, ngôn từ giản dị.

 

Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người

– Bài 1: “Ở đâu năm cửa…tiên xây

– Bài 4: “Đứng bên ni đồng…nắng hồng ban mai”

Tự sự + miêu tả + biểu cảm– Nêu vẻ đẹp của các bức tranh phong cảnh quê hương và thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.

– Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng trù phú, bao la và con người lao động với sức sống mãnh liệt, trẻ trung…

– Thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên các vùng đất với những nét đặc sắc về cảnh trí, văn hoá, lịch sử.

 2. Thơ Trung Đại:

Tác phẩmTác giả

PT
BIỂU ĐẠT

Thể thơ

Nội dung – nghệ thuật
đặc sắc

1.

Sông núi nước Nam

Lý Thường Kiệt (?-?)Biểu cảmThất ngôn tứ tuyệt Đường luật– Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

– Giọng thơ hùng hồn, đanh thép.

2/

Phò giá về Kinh

 

Trần Quang Khải

Tự sự + biểu cảm Ngũ ngôn tứ tuyệt– Hào khí chiến thắng, khát vọng hoà bình, đất nước phồn vinh muôn thuở.

– Diễn đạt cô đúc, ngắn gọn, dồn nén cảm xúc trong từ ngữ.

3/

Qua Đèo Ngang

Bà Huyện Thanh QuanTự sự + miêu tả + biểu cảmThất ngôn bát cú Đường luật– Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút và nỗi buồn nhớ nước, thương nhà, cô đơn thầm lặng không biết sẽ chia cùng ai của tác giả.

– Phong cách trang nhã, sử dụng phép đối, đảo ngữ…

4/

Bạn đến chơi nhà

Nguyễn  KhuyếnTự sự + biểu cảmThất ngôn bát cú Đường luật– Tình bạn đậm đà, cao quý vượt lên nghi lễ vật chất thông thường.

– Ngôn ngữ bình dị, chất liệu dân gian, lập ý bằng cách xây dựng tình huống độc đáo.

5/

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Hạ Tri ChươngTự sự + biểu cảmThất ngôn tứ tuyệt Đường luật– Tình yêu quê hương chân thành tha thiết kèm theo chút ngậm ngùi xót xa của người sống xa quê lâu ngày , khi mới đặt chân về quê cũ.

– Giọng thơ vừa ngậm ngùi vừa hóm hỉnh, chân thực mà sâu sắc. Sử dụng phép đối.

6/

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Lí BạchTự sự + miêu tả + biểu cảmNgũ ngôn cổ thể-Tình yêu quê hương sâu nặng, thiết tha của một người sống xa nhà trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh.

– Sử dụng phép đối, ngôn từ giản dị mà tinh luyện.

3.Thơ hiện đại:

Cảnh  khuya, Rằm tháng giêng

( Sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp)

Hồ Chí MinhTự sự + miêu tả + biểu cảmThất ngôn tứ tuyệt Đường luật– Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc

– Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và phong thái ung dung, lạc quan Cách mạng và tấm lòng luôn lo lắng cho dân, cho nước của Bác.

– Nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, sử dụng chất liệu cổ thi, mang màu sắc cổ điển mà rất bình dị, tự nhiên.

Tiếng gà trưa

( Sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước)

Xuân Quỳnh

 

Tự sự + miêu tả + biểu cảm 

– 5 chữ

– Tình cảm gia đình (tình bà cháu sâu nặng), tình yêu quê hương, đất nước qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

– Thể thơ năm chữ tự do có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên, có nhiều hình ảnh bình dị, chân thực, sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ.

PHẦN II:  TIẾNG VIỆT

a. loại từ

2016-12-06_212437

*  HS nắm vững kiến thức cơ bản (khái niệm) về các loại từ trên:

– Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

VD: nhanh – lẹ – mau; chậm chạp – lề mề

– Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau (dựa trên 1 cơ sở chung nào đó)

VD: nhanh >< chậm; ít  >< nhiều…

– Từ đồng âm: Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

VD: Thu đi thu tiền điện.

* Xem lại cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng; xem lại các BT đã làm trong SGK.

 b.Các biện pháp tu từ

2016-12-06_212556

Kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ

Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, nhấn mạnh cảm xúc. Cách lặp lại -> là phép điệp ngữ; từ ngữ lặp lại -> là điệp từ (điệp ngữ).

VD:        Ở đây say thật: say trời đất

                       Sóng biển say cùng rượu mật say

(Tố Hữu)

Chơi chữ: Là biện pháp lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm cho câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.

VD: Con cá đối nằm trong cối đá  (nói lái)

c.Thành ngữ:

Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

VD: một nắng hai sương, ba chìm bảy nổi, chân ướt chân ráo…

Nghĩa của thành ngữ: có hai cách hiểu

+ Nghĩa đen: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa của các từ tạo nên nó.

VD: hàng xóm láng giềng, gần nhà xa ngõ, có đi có lại, bách chiến bách thắng,

+ Nghĩa bóng: thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.

VD: da mồi tóc sương (đã già), nem công chả phượng (những thức ăn ngon, lạ, quý hiếm)…

Chức năng cú pháp:

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ sau cho cụm từ.

VD: Hàng xóm láng giềng cần phải giúp đỡ lẫn nhau.

CN

Tác dụng: thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao nên được sử dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong văn thơ.

d.Các lỗi khi dùng từ:

 * Các lỗi khi sử dụng các quan hệ từ:

Thừa quan hệ từ: lược bỏ các quan hệ từ bị thừa.

VD: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

=> Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

Thiếu quan hệ từ: thêm quan hệ từ thích hợp vào câu để tạo ra sự liên kết

VD: Vì có nhiều bạn trong lớp chưa ngoan cô rất buồn.

 => Vì có nhiều bạn trong lớp chưa ngoan nên cô rất buồn.

Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa: thay thế quan hệ từ thích hợp hơn

VD: Con chó nhà em tuy xấu mã, người to bè, lông xù mặc dù nó rất trung thành với chủ.

=> Con chó nhà em tuy xấu mã, người to bè, lông xù nhưng nó rất trung thành với chủ

Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết: lược bỏ hoặc thêm bớt từ cho thích hợp

VD: Nhân ngày quốc tế phữ em hái hoa sau vườn tặng hoa cho mẹ và với chị.

=> Nhân ngày quốc tế phữ em hái hoa sau vườn tặng mẹ chị.

* Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực:

– Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

– Sử dụng từ đúng nghĩa

– Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

– Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, phù hợp phong cách và tình huống giao tiếp

– Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

PHẦN III:  TẬP LÀM VĂN

1. Kiểu văn bản: Văn bản biểu cảm có chứa yếu tố miêu tả và tự sự

2. Bố cục của bài văn biểu cảm có chứa yếu tố miêu tả và tự sự:

a. MB: Nhận xét và nêu tình cảm, cảm xúc chung về đối tượng.

b.TB: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về những biểu hiện khác nhau của đối tượng   (kết hợp miêu tả và tự sự).

c. KB: Khẳng định tình cảm sâu sắc của mình về đối tượng.

3. Các bước làm bài băn biểu cảm: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài.

* Vận dụng 4 cách lập ý : quan sát miêu tả, hồi tưởng quá khứ, liên tưởng tương lai và tưởng tượng tình huống./.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

I/ VĂN BẢN

1/ Nêu ý nghĩa của văn bản:

  • “Bánh trôi nước”
  • “Qua Đèo Ngang”
  • “Bạn đến chơi nhà”
  • “Cảnh khuya”
  • “Tiếng gà trưa”.

2/ Giải thích ý nghĩa của những hình ảnh, những câu thơ sau :

  1. a) Công cha như núi ngất trời
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
  2. b) Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    c) Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
    Một mảnh tình riêng, ta với ta !
  3. d) Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì lòng yêu Tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ
  4. e) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
  5. g) Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng

II. TIẾNG VIỆT

Bài tập 1: Các câu sau sai chỗ nào? Chỉ ra lỗi sai và hãy sửa lại cho đúng

  1. Bạn Nga không những giỏi các môn tự nhiên tuy nhiên bạn ấy còn học giỏi các môn xã hội.
  2. Em đến trường với con đường đầy bóng mát.
  3. Tuy miệng nói như vậy bụng ông cũng rối bời lên.
  4. Đằng xa vọng lại tiếng cười của các em học sinh đi học về.
  5. Nếu chúng ta không biết cách học thì nên chúng ta không thể tiến bộ.

Bài tập 2: Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của nó?

  1. Tin chiến thắng khiến cho ai ai cũng nức lòng, phấn khởi.
  2. Khi Bác qua đời, Tố Hữu đã nấc lên “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !”
  3. Được đứa con trai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị lại một mình. (Nguyễn Khải)
  4. Mỗi người phải có ý thức giữ gìn cảnh quan chung, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống.
  5. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu…

  1. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

(Tố Hữu)

Bài tập 3: Tìm các cặp từ trái nghĩa biểu thị những khái niệm tương phản về: thời gian, không gian, kích thước, dung lượng, hiện tượng xã hội, màu sắc, nhiệt độ, trạng thái, tốc độ, tính chất, tình cảm, mùi vị, số lượng.

Bài tập 4: Em hãy cho biết, trong bài thơ sau, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cách chơi chữ nào?

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

Bài tập 5: Tìm các thành ngữ có trong các câu sau, xác định vai trò ngữ pháp và giải nghĩa:

1/ Hai bên ý hợp tâm đầu

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân (Nguyễn Du)

2/ Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe. (Nguyễn Công Hoan)

3/ Sản xuất mà không tiết kiệm khác nào gió vào nhà trống (Hồ Chí Minh)

4/ Năm Thọ vốn là thằng đầu bò đầu bướu (Nam Cao)

5/ Mặc dầu bị tra tấn dã man nhưng anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn gan vàng dạ sắt không khai nửa lời.

Bài tập 6: Tìm thành ngữ đồng nghĩa với các thành ngữ sau: chuột sa chĩnh gạo; nước đổ đầu vịt, nhanh như chớp.

Bài tập 7: Tìm, xác định dạng điệp ngữ và phân tích tác dụng của nó trong các ví dụ sau:

  1. Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt

Đảng ta đây xương sắt da đồng

Đảng ta muôn vạn công nông

Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin (Tố Hữu)

  1. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công (Hồ Chí Minh)

  1. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nển văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa,vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới)
  2. Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng gọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung  (Tố Hữu)

  1. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
    Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên (Hồ Chí Minh)
  2. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt)

Bài tập 8: Phát hiện và chỉ ra lối chơi chữ trong các câu sau. Các lối chơi chữ tạo ra sắc thái biểu cảm gì cho câu văn, câu thơ?

1. Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được thịt cầy thì không (ca dao)

2. Nhà bác Tư có mười con gà, chú xin một con. Hỏi nếu bán hết cả đàn gà sẽ được bao nhiêu tiền? (Toán vui)

3. Túc Vinh mà để ta mang nhục (Hồ Chí Minh)

4. Chữ tài liền với chữ tai một vần (Nguyễn Du)

5. Ngả lưng cho thế gian ngồi

Rồi ra mang tiếng con người bất trung (câu đố)

Bài tập 9: Chữa lỗi dùng từ các câu sau:

  1. Có nhiều trường hợp ta phải sinh động giải quyết với nhau.
  2. Ông ta đi lại, nói năng thật là uy nghi.
  3. Chọn được hoàng tử nối ngôi, vua cha thật là hí hửng.
  4. Hôm chủ nhật vừa qua, bố em chỉ đạo cho em cách nấu ăn.
  5. Hôm nay có rất nhiều thính giả đến xem chương trình.
  6. Ngôi nhà mới của gia đình em thật ánh sáng.
  7. Sau ngôi đền có nhiều dị vật.
  8. Công an đã bắt tên thủ lĩnh băng cướp nguy hiểm.
  9. Chủ nhật tuần sau, lớp em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng.

MỘT SỐ ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO

  1. Cảm xúc về cơn mưa đầu mùa (hoặc cuối mùa)
  2. Cảm xúc về một mùa trong năm (Đề thi HK I năm 2012 – 2013)
  3. Loài cây em yêu.
  4. Vật nuôi em yêu.
  5. Kí ức về một người thân (người bạn, người thầy) đã đi xa.
  6. Cảm nghĩ về một kỉ niệm vui (hoặc buồn) thời thơ ấu
  7. Nêu cảm nghĩ về một nhân vật văn học (hoặc một tác phẩm văn học) để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
  8. Cảm nghĩ về thầy cô (bạn bè, trường lớp)
  9. Một người bạn phương xa hỏi thăm về trường em. Hãy cho bạn biết cảm xúc của em về ngôi trường em đang học.
  10. Em đã xem một bộ phim (đoạn phim) hay, đầy ý nghĩa nhân văn. Trình bày cảm nghĩ của em về bộ phim ấy.

MỘT SỐ DÀN BÀI TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO

Đề bài: Hoa mai ngày tết

a.MB::

– Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết.

b. TB::

–  Cây do bố (ông) em trồng trong kỉ niệm ngày tết năm cũ.

– Thân cây được chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành trông rất nhỏ nhắn uốn lượn đan vào nhau tạo thành một hình dáng thanh tao đầy dang trọng và quí phái.

– Lá của cây mai thon dài trông giống như lá trúc hay lá trà nhưng ngắn hơn bán ở ngoài chợ. Lúc lá non có màu xanh tươi phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dày và đậm hơn. Hằng năm cứ trước tết nữa tháng em cùng bố vặt hết lá đi. Lúc ấy trông cây mai thật khẳng khiu còn lại toàn thân với cành. Chỉ vài hôm sau, giữa những tán cây, những nụ hoa no tròn đã ẩn trong chiếc đài màu xanh ngọc bích.

– Các nụ hoa đầu nhọn màu xanh non, từng chùm từng chùm đã bung ra nở rộ. Một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm nhung. Hoa mai có năm cánh xòe ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng của màu xuân thật ấm áp cánh mai mong manh như cánh bướm lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đát trên cành đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Hoa mai có hương thơm lộng lẫy như hoa hồng, nhưng hoa mai có vẻ đẹp dịu dàng đầm ấm.

– Khi cả không gian tràn ngập hoa mai vàng nở rộ và én bay lượn từng đàn ở đâu về là báo hiệu một năm mới lại đến. Những người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về…
– Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp mảnh mai dịu dàng, nó là hình ảnh đẹp của mùa xuân. Em ước hình ảnh của hoa mai sẽ nở quanh năm để em được thưởng thức vẻ đẹp của nó. Cây mai như bàn tay vẫy gọi mọi người ở xa về để sum họp gia đình. Không những thế nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho những người trồng cây cảnh.

– Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.
c. KB::

– Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân.

– Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.
————————————–

Đề bài: Cảm xúc cơn mưa đầu mùa

MB::

– Mùa mưa ở Miền Nam thường bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng 11 hằng năm

– Tháng 4 về, trời gần chuyển sang hè, nắng kéo dài oi ả

– Không khí oi bức, ngột ngạt

– Cây cối và mọi vật khô héo

TB:: Kết hợp miêu tả và biểu cảm

– Trời chuyển mưa, mây đen kéo đến, gió thổi, dòng người hối hả tìm chỗ trú mưa…

– Hạt mưa bắt đầu rơi xuống thật nhanh, mưa như trút nước, mưa đầu mùa nên mưa nặng hạt nhưng rất nhanh, chớp nhoang nhoáng và dữ dằn hơn như báo hiệu sự trở lại của thần Sấm đầy uy lực.

– Mưa ngừng hẳn, không khí mát hơn nhưng không dịu vì nước chưa đủ thấm cho những ngày nắng cháy. Mọi người tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở, chim chóc líu lo, cây cối anh tươi hơn, đường phố sạch bụi bẩn vì vừa được tắm gội sau bao ngày hứng gió bụi…

– Cơn mưa đi qua như gõ cửa báo hiệu bắt đầu mùa mưa đã tới. Lòng em cũng dạt dào cảm xúc khó tả. Mùa mưa đã về, hè đã đến thật sao?

– Vạn vật thay đổi, lòng người cũng dễ chịu hơn. Vòng tuần hoàn mưa nắng là quy luật tất yếu của thiên nhiên để ta duy trì sự sống và chiêm nghiệm những giá trị cuộc sống qua hai mùa mưa nắng…

KB:: Cơn mưa để lại trong lòng em những cảm xúc khó tả.

Đề bài: Cảm nghĩ về người em yêu quý (cha,mẹ, ông bà, bạn bè,…)

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát người mà em yêu quý nhất

b. TB:: Trình bày cảm xúc thông qua các mặt

– Thông qua đặc điểm về ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm.

– Kỉ niệm của em về người đó -> cảm xúc, sự gắn bó của em như thế nào?

– Tưởng tượng tình huống, liên tưởng đến người đó trong tương lai -> cảm xúc của em

c. KB::

– Tình cảm chung về người đó

– Lời hứa, mong muốn của bản thân.

—————————

Đề bài: Cô (thầy) em yêu quý nhất

a. Mở bài:

– Vai trò của thầy (cô) trong cuộc sống mỗi người

– Giới thiệu khái quát người cô (thầy) mà em yêu thương, kính trọng nhất

+ Thầy (cô) dạy em năm nào?

+ Vì sao đối với em, thầy (cô) này lại là người em yêu quý nhất.

b. TB:: Trình bày cảm xúc thông qua các mặt

– Cảm xúc thông qua đặc điểm về ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm.

– Cảm xúc về những ngày được học với cô, được cô (thầy) chỉ dạy những điều hay lẽ phải

– Những kỉ niệm sâu sắc giữa em với thầy (cô) mà em không thể quên.

c.KB::

– Tình cảm biết ơn, lòng kính trọng sâu sắc của em dành cho thầy (cô).

– Lời hứa của bản thân.

————————

Đề bài: Cảm nghĩ về một kỉ niệm vui buồn thơi thơ ấu

a.Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm và cảm xúc chung của em

b.TB::

– Kỉ niệm xảy ra bao giờ? ở đâu? Có những ai tham gia?

– Diễn ra như thế nào? Kết quả/ hậu quả là gì? Để lại trong em ấn tượng, cảm xúc gì?

– bây giờ khi nghĩ lại kỉ niệm đó em cảm thấy gì? Những người tham gia kỉ niệm đó giờ ra sao? Bài học rút ra?

c. KB::

– Cảm xúc chung và mong muốn của bản thân.

———————————

Đề bài: Một người bạn phương xa hỏi thăm về trường em. Hãy cho bạn biết cảm xúc của em về ngôi trường em đang học.

* Có thể lựa chọn hình thức viết thư

a. Mở bài: – Ngày/tháng/năm

– Lời xưng hô

– Lí do viết thư (chia sẻ cảm xúc về ngôi trường sau khi bạn hỏi thăm)

b. TB::

– Hỏi thăm sức khỏe

– Giới thiệu khái quát ngôi trường và tình cảm của em

– Miêu tả ngôi trường (những nét nổi bật) -> tình cảm của em về những đặc điểm ấy

– Kỉ niệm của em về ngôi trường? Em nhớ nhất điều gì nếu rời trường?

– Tưởng tượng trường trong tương lai?  -> cảm xúc của em

c. KB::

– Tình cảm chung về ngôi trường

– Lời chào, kí tên

————————

Đề bài: Em đã xem một bộ phim (đoạn phim) hay, đầy ý nghĩa nhân văn. Trình bày cảm nghĩ của em về bộ phim ấy.

a.Mở bài: Giới thiệu bộ phim, ý nghĩa chung của phim đó và cảm xúc chung của em

b.TB::

– Bộ phim được trình chiếu vào khoảng thời gian nào? Vì sao em biết và xem phim ấy?

– Nội dung chính của phim là gì? Phim truyền tải ý nghĩa nhân văn nào? -> cảm xúc sau khi xem phim và khi nhận ra ý nghĩa của phim?

– Phim kết thúc, nhưng trong em vẫn còn suy nghĩ gì?

– Em có tưởng tượng nếu mình có mặt trong phim? Nếu mình gặp ngoài đời tình huống tương tự, em có làm được điều gì tốt đẹp hay không? Phim đã giúp em có những bài học, kĩ năng gì trong cuộc sống?

– Liên hệ ngoài đời sống

c.KB::

– Cảm xúc chung và mong muốn của bản thân.

Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

MB::

– Giới thiệu về HXH.

– Chủ đề của bài thơ (nói về người phụ nữ trong XH cũ).

TB::

– Cảm nghĩ về cái hay của tác giả khi miêu tả cái bánh trôi nước (nghĩa thực)

– Cảm nghĩ về nghĩa ẩn dụ mà tác giả muốn gửi gắm thông qua việc miêu tả  chiếc bánh trôi: nói đến người phụ nữ trong xã hội cũ (nghĩa chính, tạo nên giá trị cho bài thơ):

+ Vẻ đẹp về hình dáng

+ Vẻ đẹp về phẩm chất

+ Số phận long đong, lận đận, lệ thuộc và chịu nhiều áp bức của Xh.

– Liên hệ chính cuộc đời của tác giả để làm nổi bật sự cảm thông, thấu hiểu của bà dành cho những người phụ nữ trong xã hội mà bà sống.

– Liên hệ hiện tại: ngày nay, phụ nữ đã có cách sống khác, xã hội đã có cách nhìn khác về người phụ nữ: công bằng và trân trọng họ hơn. Nhưng đâu đấy, trên nhân loại này vẫn còn nhiều nơi, nhiều góc khuất khác vẫn tiềm ẩn những quan niệm lạc hậu: trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, lựa chọn giới tính thai nhi…

– Suy nghĩ của bản thân về những nghịch lí trong xã hội cũ mà người phụ nữ phải gánh chịu.

KB:: Cảm nhận chung vể giá trị trường tồn của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).

 Chúc các em ôn tập và làm bài thi tốt!

0