Đề kiểm tra Vật Lí 8 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 4)
Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Khi viên đạn đang chuyển động đi lên, cơ năng của nó sẽ như thế nào ? A. Động năng và thế năng đều tăng B. Động năng và thế năng đều giảm C. Động ...
Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....
Môn Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Khi viên đạn đang chuyển động đi lên, cơ năng của nó sẽ như thế nào ?
A. Động năng và thế năng đều tăng
B. Động năng và thế năng đều giảm
C. Động năng giảm và thế năng tăng
D. Động năng tăng và thế năng giảm
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ? Hãy chọn câu đúng nhất
A. Mũi tên được bắn đi từ cung
B. Nước trên đập cao chảy xuống
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới
D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành
Câu 3: Trong các sau đây: câu nào sai?
A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
B. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vận tốc của vật.
C. Khối lượng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của nó càng lớn.
D. Động năng là cơ năng của vật có được do vật chuyển động.
Câu 4: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào sai?
A. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng
B. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí
C. Các vật xù xì hấp thụ bức xạ nhiệt tốt
D. Khi nhiệt năng của vật giảm thì nhiệt độ của vật cũng giảm
Câu 5: Nhiệt độ của vật và vận tốc các hạt phân tử nguyên tử cấu tạo nên chúng:
A. Tỷ lệ thuận với nhau
B. Tỷ lệ nghịch
C. Không liên quan gì đến nhau
D. Có khi tỷ lệ nghịch, có khi tỷ lệ thuận
Câu 6: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào là không đúng?
A. Khi vật mất nhiệt lượng, thì nhiệt độ của vật giảm
B. Nhiệt năng của vật tăng thì nhiệt độ của vật cũng tăng
C. Khi đặt trong chân không, vật vẫn có thể truyền nhiệt cho vật khác
D. Đối lưu chỉ xảy ra trong chất lỏng
Câu 7: Để làm một khối kim loại nặng 50kg tăng thêm 2oC thì cần nhiệt lượng 65000J. Nhiệt dung riêng của khối kim loại này là:
A. 32500J/kg.K
B. 1300J/kg.K
C. 650J/kg.K
D. Kết quả khác
Câu 8: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết:
A. khả năng toả nhiệt khi nhiên liệu bị đốt cháy.
B. nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu đó
C. nhiệt lượng toả ra khi đốt 1kg nhiên liệu đó.
D. nhiệt lượng mà 1kg nhiên liệu phải thu vào để cháy được.
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng hoặc chất khí phải đun từ phía dưới? (2.5 điểm)
Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp, thì nước trong ấm nào sôi nhanh hơn? Tại sao? Đun sôi xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?
Câu 10: Người ta đổ 5kg một chất lỏng X đang ở nhiệt độ ban đầu 20oC vào 1kg nước ở nhiệt độ 100oC tạo thành chất lỏng Y. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của dung dịch (gồm nước và chất lỏng X) đó là 37,5oC. (3.5 điểm)
a. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng X. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
b. Để nhiệt độ dung dịch là 30oC thì cần phải đổ thêm bao nhiêu kg chất lỏng X vào chất lỏng Y? (đang ở nhiệt độ 20oC)
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | D | B | A | A | D | C | B |
Câu 4: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là đối lưu
Câu 6: Đối lưu xảy ra cả với chất khí
Câu 7
Q = m.c.Δt ⇒ c = Q : (m.Δt )
Nhiệt dung riêng của khối kim loại là: 65000: (50.2) = 650 (J/kg.K)
Câu 8: Nhiên liệu phải cháy hoàn toàn
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9
- Khi đun nóng chất lỏng hoặc khí phải đun từ phía dưới vì chất lỏng truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức đối lưu. Khi làm nóng phần chất lỏng phía dưới, phần chất lỏng ấy sẽ có khối lượng riêng nhỏ hơn nên nổi lên trên, còn phần chất lỏng có nhiệt độ thấp hơn sẽ chìm xuống dưới và cứ tiếp diễn như vậy. (1.5 điểm)
- Nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn, vì nhôm dẫn nhiệt từ ngọn lửa vào nước tốt hơn so với đất. (0.5 điểm)
- Nước trong ấm nhôm nguội nhanh hơn, vì nhôm dẫn nhiệt từ nước ra không khí xung quanh tốt hơn đất. (0.5 điểm)
Câu 10
a) Nhiệt lượng do nước tỏa ra là:
Qtỏa = m.c.Δt = 1.4200.(100 - 37,5) = 262500(J) (0.5 điểm)
Nhiệt lượng chất lỏng X nhận vào là: Qthu = 262500J (0.5 điểm)
Q = m.c.Δt ⇒ c = Q : (m.Δt )
Nhiệt dung riêng của chất lỏng X là:
c = Q : (m.Δt ) = 262500 : (5.(100 - 20)) = 656,25 (J/kg.K) (0.5 điểm)
b) 1kg nước ở nhiệt độ 100oC khi hạ xuống nhiệt độ 30oC sẽ tỏa ra nhiệt lượng:
Q = m.c.Δt = 1.4200(100 - 30) = 294000(J) (0.5 điểm)
Nhiệt lượng cần để 1kg chất lỏng X ở nhiệt độ 20oC tăng đến 30oC là
Q = m.c.Δt = 1.656,25.(30 - 20) = 6562,5 (J) (0.5 điểm)
Khối lượng chất lỏng X cần thiết để hạ nhiệt độ 1kg nước từ 100oC xuống 30oC là:
294000: 6562,5 = 44,8 (kg) (0.5 điểm)
Như vậy khối lượng chất lỏng X cần đổ thêm vào Y là:
44,8 – 5 = 39,8(kg) (0.5 điểm)
Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 có đáp án và thang điểm