Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì 2 (Đề 3)
Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trong trường hợp nào động năng đã chuyển hóa thành thế năng? A. Bắn bi A vào bi B trên mặt bàn nằm ngang làm bi B chuyển ...
Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....
Môn Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trong trường hợp nào động năng đã chuyển hóa thành thế năng?
A. Bắn bi A vào bi B trên mặt bàn nằm ngang làm bi B chuyển động.
B. Viên đạn được bắn từ mặt đất lên trên cao
C. Hạt mưa rơi từ trên mây xuống mặt đất
D. Xe đạp đang lao xuống dốc
Câu 2: Kéo một vật có khối lượng 200kg lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng dài 5m thì cần một công có độ lớn là 5kJ. Công của lực ma sát có độ lớn là:
A. 1000J
B. 5000J
C. 4000J
D. 2000J
Câu 3: Một quả dừa trước khi rơi có thể năng là 90J. Khi rơi đến điểm A thì thế năng của nó giảm còn 45J. Tại điểm X, động năng của quả dừa:
A. Bằng 90J
B. Đạt giá trị lớn nhất
C. Có giá trị nhỏ nhất
D. Bằng một nửa cơ năng của nó
Câu 4: Khi các phân tử nước trong bình chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của nước ở trong bình.
B. Trọng lượng của nước và bình.
C. Nhiệt độ của nước trong bình.
D. Trọng lượng riêng của nước.
Câu 5: Nhiệt năng của nước ở trong bình là 1000J. Người ta làm nhiệt năng của nước tăng lên đến 2000J. Khi đó:
A. Trong bình nước, nhiệt độ tăng
B. Khối lượng riêng của nước tăng
C. Thể tích các phân tử nước tăng
D. Động năng của nước tăng
Câu 6: Nhúng đầu chiếc thìa kim loại vào nước nóng, tay cầm đầu còn lại thì thấy chỗ tay cầm bị nóng lên. Cầm chiếc đũa tre, nhúng đầu còn lại vào nước nóng thì không thấy có cảm giác nóng ở tay. Ví do là vì:
A. thìa nặng hơn đũa nên dẫn nhiệt tốt
B. tay ta cảm giác sai
C. kim loại dẫn nhiệt tốt hơn tre
D. cả ba đáp án đều đúng
Câu 7: Trong ruột phích nước, giữa hai lớp thủy tinh thường được tráng bạc. Người ta làm vậy nhằm mục đích gì?
A. Hạn chế mất nhiệt do đối lưu
B. Hạn chế mất nhiệt do bức xạ
C. Tăng tính thẩm mỹ
D. Để phản xạ ánh sáng
Câu 8: Khoảng cách giữa các phân tử của Sắt, nước, Oxy ở điều kiện bình thường lần lượt là a, b, c. Kết luận nào sau đây là đúng
A. a < b > c
B. b < a < c
C. c < a < b
D. a < b < c
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9: Giải thích tại sao khi đun sôi nước, người ta lại đun từ phía dưới? Giải thích vì sao trong thí nghiệm Brao-nơ, hạt phấn hoa lại không đứng yên một chỗ? (3 điểm)
Câu 10: Để kéo một thùng hàng lên cao, anh Bình đã sử dụng một ròng rọc cố định. Biết rằng khối lượng của thùng hàng là 50kg và cần phải kéo lên độ cao 7m. Lực ma sát của ròng rọc và dây là 10N. (3 điểm)
a) Tính công anh Bình sinh ra để kéo thùng hàng lên độ cao cần thiết.
b) Hiệu suất của ròng rọc là bao nhiêu?
c) Biết công suất của anh Bình là 300W. Trong thời gian 30p, anh ấy có thể kéo được tối đa bao nhiêu hùng hàng?
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | D | C | A | C | B | D |
Câu 2:
Công của lực ma sát là:
Ams = Atp – Acó ích = 5000 – 2000.2 = 1000(J)
Câu 5:
Nhiệt năng của một vật tăng thì nhiệt độ của vật tăng
Câu 6:
Vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn tre
Câu 7:
Người ta tráng bạc giữa hai lớp thủy tinh là để phản xạ lại các tia nhiệt ⇒ giảm hiện tượng mất nhiệt do bức xạ
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9:
Người ta đun nước từ phía dưới để sử dụng hiện tượng đối lưu trong chất lỏng. (1 điểm)
Khi phần nước ở phía dưới nóng lên, khối lượng riêng của nó sẽ giảm và nó sẽ di chuyển lên trên. Phần nước phía trên nặng sẽ chìm xuống dưới. Quá trình cứ lặp lại liên tục như vậy. (1 điểm)
Hạt phấn hoa không đứng yên vì các phân tử nước chuyển động hỗn loạn không ngừng, chúng va vào hạt phấn hoa là cho hạt phấn hoa chuyển động (1 điểm)
Câu 10:
a) Trọng lượng của thùng hàng là: 50.10 = 500 (N)
Công có ích để nâng thùng hàng lên độ cao 7m là:
Acó ích = F.s = 500. 7 = 3500 (J) (0.5 điểm)
Công của lực ma sát là:
Ams = Fms .s = 10 . 7 = 70 (J) (0.5 điểm)
Công sinh ra để kéo thùng hàng lên độ cao 7m là:
Atp = Acó ích + Ams = 3500 + 70 = 3570 (J)
b) Hiệu suất của ròng rọc là:
H = (Acó ích : Atp).100% = 98% (0.5 điểm)
c) Công mà anh Bình sinh ra được trong thời gian 30 phút là: 30.60.200 = 360000 (J) (0.5 điểm)
Số thùng hàng tối đa mà anh Bình có thể kéo lên được là:
360000 : 3570 ≈ 100,8 = 100 (thùng) (0.5 điểm)
Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 có đáp án và thang điểm