Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử năm 2014 - 2015 trường THCS Chiềng Chung, Sơn La
Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử năm 2014 - 2015 trường THCS Chiềng Chung, Sơn La Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 là đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử của trường THCS Chiềng ...
Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử năm 2014 - 2015 trường THCS Chiềng Chung, Sơn La
là đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử của trường THCS Chiềng Chung có đáp án dành cho các bạn tham khảo vừa luyện đề thi học sinh giỏi cũng như tự hệ thống kiến thức ôn tập Lịch sử 9 bản thân.
Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 9
UBND HUYỆN MAI SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC |
KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI Năm học 2014 - 2015 Môn: Lịch sử Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
A- PHẦN ĐỀ CHUNG
Câu 1 (2,5 điểm): Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1884? Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày những nét chính về phong trào Đông du (1905-1909)? Ý nghĩa phong trào Đông du?
Câu 3 (2 điểm): Kể tên các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được?
B- PHẦN ĐỀ RIÊNG CHO TỪNG BẢNG
I- BẢNG A
Câu 4 (3,5 điểm): Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng ? Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại?
II- BẢNG B
Câu 4 (3,5 điểm): Em hãy lập bảng so sánh những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương về các mặt: thời gian, địa bàn, chiến thuật, đặc điểm nổi bật? Theo em khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
Hết
* Lưu ý:
- Học sinh tự giác làm bài, tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào.
- Đọc kỹ đề và yêu cầu của câu hỏi. Lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Đảm bảo bố cục mỗi câu đầu có mở bài, thân bài và kết luận. Phân bố thời gian cho hợp lý.
- Đảm bảo về hình thức và cách trình bày của một bài thi.
Đáp án đề khảo sát học sinh giỏi
Câu 1: Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1884? Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp? (2.0 điểm)
- 31/8/1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- 1/9/1858: Pháp nổ súng xâm lược nước ta, sau 5 tháng xâm lược chúng chiếm được bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
- Thất bại ở kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” – Pháp thay đổi kế hoạch: 2/1859, Chúng tập trung đánh Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
- 1861, Pháp đánh rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì, chiếm: Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
- 5/6/1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi, cắt một phần lãnh thổ cho Pháp (3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà + đảo Côn Lôn).
- 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sau đó xúc tiến công cuộc đánh chiếm ra Bắc Kì.
- 1873, Pháp đánh ra Bắc Kì lần I.
- 1874, Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp) -> Làm mất một phần lãnh thổ quan trọng của Việt Nam.
- 1882, Pháp đánh ra Bắc Kì lần II: Chiếm được Bắc Kì.
- 1883, Nhân lúc triều đình Nguyễn lục đục, chia rẽ, vua Tự Đức chết… Pháp kéo quân vào cửa biển Thuận An uy hiếp, buộc triều đình ký hiệp ước Hác-măng (25/8/1883) -> thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.
- 1884, Pháp tiếp tục ép triều đình Huế phải ký hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884) - Đặt cơ sở lâu dài cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.
* Nhận xét: Sau gần 30 năm, thực dân Pháp với những thủ đoạn, hành động trắng trợn đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. “Với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến” -> kéo dài cho đến tháng 8.1945.
Câu 2: Trình bày những nét chính về phong trào Đông du (1905-1909)? Ý nghĩa phong trào Đông du? (2.0 điểm)
- Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động đánh Pháp, khôi phục độc lập.
- Năm 1905, Phan Bội Châu sanh Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
- Năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 Việt Nam sanh Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
- Tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
- Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân cũng ngừng hoạt động.
* Ý nghĩa: cách mạng Việt nam bắt đầu hứng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại
Câu 3: Kể tên các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được?
Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh có thể đương đầu với kẻ thù, một số quan lại sĩ phu đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách đổi mới trên các lĩnh vực: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước.
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, buôn bán, quốc phòng.
- Năm 1872, Viên Thương Bạc xin mở 3 cửa biển để thông thương với bên ngoài.
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi 30 bản điều trần đề cập đến nhiều vấn đề: Kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo.
- Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí...
- Nhưng tất cả các đề nghị cải cách trên không thực hiện được vì do các nguyên nhân sau:
- Các đề nghị cải cách trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn của thời đại: mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Triều đình Huế bảo thủ không thích ứng với hoàn cảnh nên đã từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có khả năng thực hiện được.