Đề đọc hiểu và nghị luận xã hội suy nghĩ về tình yêu biển đảo Việt Nam
(Nghị luận xã hội) – . (Tài liệu tham khảo dành cho các em học sinh). Đề đọc hiểu và Nghị luận xã hội suy nghĩ về tình yêu biển đảo Việt Nam Đề đọc hiểu văn bản : Lính đảo hát tình ca trên đảo Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu : Đá san hô ...
(Nghị luận xã hội) – . (Tài liệu tham khảo dành cho các em học sinh).
Đề đọc hiểu và Nghị luận xã hội suy nghĩ về tình yêu biển đảo Việt Nam
Đề đọc hiểu văn bản : Lính đảo hát tình ca trên đảo
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu :
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Đá củ đậu bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[…] Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Buổi liên hoan văn nghệ ở Trường Sa có gì đặc biệt khác thường so với ở đất liền?
Câu 3. (1,0 điểm) Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến câu thơ nào về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? ở họ có điểm chung gì về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ tổ quốc
Câu 4. (1,0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ trên.
LÀM VĂN Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Từ những câu thơ “Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió / Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này… ”, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu biển đảo Việt Nam.
Đáp án
Câu 1: Những phương thức biểu đạt : biểu cảm, miêu tả. 0,50
Câu 2: Buối liên hoan văn nghệ ở Trường Sa đặc biệt khác thường so với ở đất liền là ở chỗ: sân khấu được kê bằng đá san hô, cánh gà dựng lên bởi mấy tấm tôn, không có phông màn hay trang trí, sỏi cát bay bụi mù vì gió… Tất cả cho thấy sự tạm bợ cùng cuộc sống thiếu thốn nơi biển đảo. 0,50
Câu 3: – Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến hình ảnh người lính Tây Tiến thời kháng Pháp qua câu thơ “Tây Tiến đoàn bỉnh không mọc tóc” (Tây Tiến của Quang Dũng).
– Điểm chung về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc:
+ Sự thiếu thốn về vật chất (nước ngọt, thuốc men..)
+ Phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt (rừng thiêng, sóng gió.. .)• 0,50
0,50
Câu 4: HS trình bày cảm nhận cá nhân về vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ:
– Tâm hồn lạc quan, lãng mạn: hình ảnh những người lính đảo vui tươi, trẻ trung, tràn đầy sức sống; những tiếng hát bay bổng ngàn vang giữa đảo xa.
– Tình yêu Tổ quốc nồng nàn: sẵn sàng đương đầu với sóng cả gió to, những thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần để bảo bệ biển đảo quê hương, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. 0,50
Câu Nghị luận xã hội :
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu biển đảo Việt Nam từ những câu thơ “Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió / Tồ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này… ” 2,00
* Yêu cầu chung:
– Viêt đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ; trình bày mạch lạc, rồ ràng; không măc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, với thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo đúng yêu cầu về cấu trúc. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu biển đảo Việt Nam. 0,25
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
– Giải thích:
Tình yêu biển đảo là tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ, xây dựng biển đảo. Đấy là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người đối với Tổ quốc. 0,25
– Phân tích:
+ Biển đảo là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, không thế lực thù địch nào có thể xâm chiêm được.
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm; bao thế hệ đã chiến đấu, hi sinh quên mình để bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc.
+ Những người lính đảo đang ngày đêm canh gác biển trời; họ thường xuyên phải đối đầu với những gian nan, thử thách để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho đất nước. 0,25
– Bàn luận:
+ Lên án những hành vi sai trái, xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
+ Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối truyền thống yêu nước: bảo vệ và xây dựng biển đảo nói riêng, Tổ quốc nói chung. 0,25
– Bài học:
+ Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc.
+ Cần có hành động thiết thực trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
+ Biến tình yêu biển đảo, tình yêu đất nước thành niềm tin, động lực, lí tưởng sống… 0,25
Đề thi của Sở GD DDT tỉnh Đồng Tháp.