Cảm nghĩ về “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
[Văn mẫu lớp 11] – Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Đề bài: Cảm nghĩ về “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Bài làm Nam Cao đã ...
[Văn mẫu lớp 11] – Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Đề bài: Cảm nghĩ về “Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Bài làm
Nam Cao đã từng tuyên ngôn rằng: “Sống đã rồi hãy viết” . Nhà văn này quan niệm “muốn viết những tác phẩm nhân văn nhân đạo, thì trước tiên anh phải sống sao cho nhân văn nhân đạo đã. Vì chính cuộc đời anh sẽ ảnh hưởng đến văn chương”. Với quan niệm này của mình, Nam Cao cầm bút sáng tác, những tác phẩm của ông chứa chan tình người của một nhà văn yêu thương con người từ tận trong cốt tủy. Ta biết rằng, đề tài về người nông dân đã được khai thác rất nhiều. Làm sao ta có thể quên được chị Dậu – trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Bán con, bán chó, bán sữa, suýt bị hiếp và chạy đi trong đêm tối như cái cuộc đời nhá nhem của chị vì cái nạn sưu thuế. Ta tưởng rằng chị Dậu đã là khổ nhất rồi. Không! Chỉ đến khi thằng Chí Phèo nó bước ngất ngưỡng ra từ trong trang văn của Nam Cao. Ta mới biết rằng đây mới chính là người nông dân khổ nhất trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Và vẻ đẹp của Chí Phèo còn tồn tại đến ngày hôm nay. Đó chính là tấm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Từ đó ta thấy, Nam Cao thực sự là một nhà văn nhân văn nhân đạo sâu sắc. Bởi Nam Cao đã từng nói: Chao ơi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than… ". Vậy, bi kịch là gì?
>>>Xem thêm:
>>>Xem thêm:
>>>Xem thêm:
Nhiều người cho rằng bi kịch là một hoàn cảnh thảm thương. Hiểu như vậy là sai. Bi kịch nhiều khi là đấu tranh dai dẳng không khoan nhượng. Ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa cao thượng và thấp hèn nó xảy ra ngay trong đời sống tinh thần của con người.Hoặc ta có hiểu rằng , bi kịch là những khát khao, những ước mơ chân chính nhưng không được thực hiện trong hiện tại. Và cuối cùng rơi vào một thảm kịch. Đó chính là bi kịch của cuộc đời con người. Đọc Chí Phèo ta thấy, cả một tấm bi kịch lớn diễn ra với cuộc sống của Chí Phèo. Anh sinh ra là một con người, nhưng cuối cùng anh lại chết trên chặng đường trở về lương thiện. Anh sinh ra là con người nhưng cuối cùng lại trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, là một kẻ côn đồ hung ác, là một thằng lưu manh, là một kẻ không một ai muốn dây vào.
Trước tiên, ta tìm hiểu lai lịch của Chí Phèo. Cuộc đời của Chí có thể chia ra làm hai chặng đường. Chặng đường đầu tiên, từ khi sinh cho đến khi 20 tuổi về ở đợ cho nhà Bá Kiến rồi bị tống vào tù. Ở chặng đường thứ hai, Chí ra tù gặp được Thị Nở và cuối cùng là chết trên chặng đường trở về với lương thiện. Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi được bọc trong cái váy đụp và được vứt tại một lò gạch bỏ hoang. Chí Phèo không dừng lại ở một nhân vật trong văn học, mà Chí Phèo thực sự là nhân vật điển hình trong văn chương. Anh là đại diện cho rất nhiều con người bị tha hóa, biến chất. Anh được một người thả ống lươn đem về nuôi, đi ở đợ từ nhà này đến nhà khác, từ ông phó gối cho tới bà góa mù. Chí Phèo mặc dù là một đứa không cha không mẹ, không người thân ruột thịt, không bà con thân thích. Thế nhưng, anh lớn lên không trở thành một đứa trẻ hư hỏng , mà trái lại anh trở thành một người nông dân thuần hậu, chất phát, hiền lành như cục đất. Khi muốn nhìn ra bản chất của một người, ta có thể nhìn vào ước mơ của họ. Ước mơ thì bao giờ cũng nói lên được một phần bản chất của người ấy. Ước mơ của Chí đơn giản chỉ là “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăn ba sào ruộng làm”. Ước mơ chân chính, khát khao cháy bỏng của Chí Phèo, là một người lương thiện, là anh nông dân nghèo, là một người cần cù, hiền lành chất phát. Người ta nhận thấy rặng, Chí Phèo thực sự là một người hiền như cục đất. Nhân vật Bá Kiên không dừng lại là một nhân vật trong văn học mà là nhân vật đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến. Chí Phèo ngoài việc là một nông dân thuần chất phát, anh thường xuyên bị Bà vợ Bá Kiến gọi lên bóp chân, và đòi bóp lên chỗ cao. Chí Phèo – trái tim anh đã 20 tuổi đời, anh biết đâu là tình yêu chân chính và đâu là thói dâm ô của một người đàn bà bất chính. Bị gọi lên để phục dịch cho những cơn thèm khát của người đàn bà này. Chí Phèo không cảm thấy sung sướng, chỉ thấy nhục, thấy sợ. Anh là một người trọng danh dự vì cơn ghen tuông bóng gió mà anh bị Bá Kiến tống vào chốn lao tù. Và kể từ đây là một chặng đường khác của cuộc đời anh. Khi ra tù, anh thay đổi từ nhân hình cho tới nhân tính. Cái chúng ta cần lên án ở đây đó chính là nhà tù thực dân, nhà tù này đi ngược lại mới mong đợi của loài người. Nhà tù trong mong đợi của loài người là khi chúng ta vào chúng ta là kẻ xấu, chúng ta vào tù là để trả giá cho những gì mình đã gây ra, cải tạo tốt để trở lại hòa nhập với cộng đồng. Nhưng đọc tác phẩm ta có thể thấy, nhà tù này là một nhà tù bất công. Khi vào tù Chí là một người nông dân hiền lành, chất phát như cục đất, nhào nặn bảy tám năm tù, giờ đây anh trở thành con quỷ của làng vũ đại. Thay đổi từ nhân hình cho đến nhân tính. Cái đầu cạo trọc lốc, răng cười trắng hớn, mặt thì câng câng, mắt thì gườm gườm, người xăm trổ đầy hình rộng phượng, ngực có một ông tướng cầm trị, sống bằng nghề cạo mặt ăn vạ và trở thành tay sai cho Bá Kiến chuyên trị những thằng đầu bưu đầu bò trong làng. Ta đồng ý rằng, đẻ ra Chí trên cõi đời này là một bà mẹ nông dân nghèo và có phần nhẫn tâm. Thế nhưng, để tạo ra một con quỷ của làng Vũ Đại như thế này thì phải là một nhà tù thực dân cấu kết với lão Bá Kiến để tha hóa con người nông dân. Đây chính là sản phẩm của nhà tù thực dân. Chúng ta có thể nhận thấy, ở đây không chỉ thay đổi về ngoại hình mà còn là tính cách. Chí Phèo sống bằng nghề cạo mặt ăn vạ, luôn chìm đắm trong những cơn say và lúc nào cũng vừa đi vừa chửi. Chửi ai đã đẻ ra nó, chửi cả làng Vũ Đại và cuối cùng không có một ai đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo. Cuối cùng chỉ còn lại một thằng Chí Phèo say rượu và ba con chó dữ.
Ở chặng thứ hai, ra tù gặp được Thị Nở – người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, rất vô duyên. Thế nhưng khi ăn nằm trong buồng chuối với Nở, Chí Phèo đã bị cảm lạnh. Vì thương tình Chí nên Thị nấu cho Chí bát cháo hành. Đọc tác phẩm ta thấy, bát cháo hành chỉ là một chi tiết nghệ thuật, nhưng nó là mui vàng của một tác phẩm văn chương. Nó là một giọt sương có thể mang lại cả một đại dương mệnh mông, là giọt hạnh phúc mà nhà văn gửi gắm cho nhân vật của ông. Thử hỏi, nếu không có bát cháo hành thì bao giờ Chí Phèo mới thức tỉnh? Đến bao giờ Chí Phèo mới tìm ra được kẻ thù đích thực của đời mình? Bao giờ mới trở lại lương thiện? Nó là một liều thuốc giải cảm , một liều thuốc giải độc. Chí Phèo tỉnh rượu sau những cơn say dài triền miên. Nó muốn làm hòa với mọi người biết bao, nó nhận ra tội lỗi, nó càng hối hận. Nó muốn trở lại với lương thiện. Nhưng không được rồi. Bà cô Thị Nở không cho Thị đến với Chí,bởi vậy Chí Phèo lại trở lại với hình ảnh con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tìm tới rượu, xách dao lên, đi tìm Bá Kiến tính sổ. Nhưng cuối cùng Chí lại đâm chết Bá Kiến và chết trên con đường trở về lương thiện. Tại sao lại phải giết Bá Kiến? Bởi Bá Kiến mới là bản chất của vấn đề. Xử lí vấn đề ta không xử lí từ hiện tượng, không xử lí từ bà cô mà phải xử lí từ bản chất của vấn đề. Đó là lí do tại sao Nam Cao để cho Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát trên con đường trở về với lương thiện. Thông qua đó, câu chuyện này không chỉ dừng lại ở nhân vật Chí Phèo – một nhân vật trong văn học mà nó là một hiện tượng có tính chất giai tầng của người nông dân trong xã hội ngày nay trước cách mạng tháng Tám. Đó là lưu manh hóa, bần cùng hóa, tha hóa biến chất người nông dân. Trước Chí Phèo đã từng có Binh Chức, Nam Thọ, sau Chí Phèo lại sẽ có một thằng Chí Phèo con ra đời. Khi mà cuối tác phẩm này, nhà văn đã khép lại tác phẩm theo lối kết thúc mở: “Thị Nở nhìn ngay xuống chiếc váy đụp, và nhìn về lò gạch bỏ hang”, một ngày nào đó nó sẽ vượt ra chốn đồng không mông quạnh là một thằng Chí Phèo con sẽ lại xuất hiên trong quãng đời này.
Nhà văn xót thương cho số phận người nông dân Việt Nam, ông thực sự là một nhà văn có vẻ ngoài lạnh lùng, thờ ơ, nhưng thực chất lại là một nhà văn nhân đạo sâu sắc từ tận trong cốt tủy. Một xã hội mà nhà văn lên án đó là nhà tù thực dân cấu kết với tầng lớp phong kiến để tha hóa biến chất người nông dân, một xã hội quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé, người ăn thịt người, muốn tồn tại được phải trở thành kẻ ác. Nói như Vũ Trọng Phụng: “Một xã hội toàn những con đĩ, đẻ xứng nhà thằng ăn cắp, một xã hội tây tàu nhố nhăng, một xã hội chó đểu…” đó chính là cuộc sống của người nông dân bất hạnh, lam lũ, lầm than trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là tấm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Và từ đó chúng ta có thể thấy, chừng nào vẫn còn những con người có cuộc sống đau khổ muốn được sống cuộc sống tốt hơn thì chừng đó những tác phẩm như Chí Phèo này vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị của nó. Lên án tố cáo xã hội áp bức bất công, thương xót cho số phận người nông dân, bởi người nông dân luôn luôn là những con người thấp cổ bé họng nhất trong xã hội. Họ thường xuyên là nạn nhân của hoàn cảnh. Tác phẩm khép lại để lại cho ta nhiều suy ngẫm…
>>>Xem thêm:
>>>Xem thêm: