Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
(Văn mẫu lớp 8) – Em hãy của Thanh Tịnh (Bài làm của bạn Phạm Thúy Anh lớp 8) Đề bài : Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh BÀI LÀM : Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đáng nhớ, và một trong những điều đẹp đẽ không bao ...
(Văn mẫu lớp 8) – Em hãy của Thanh Tịnh (Bài làm của bạn Phạm Thúy Anh lớp 8)
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
BÀI LÀM:
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đáng nhớ, và một trong những điều đẹp đẽ không bao giờ quên được là những giờ phút xôn xao của ngày tựu trường đầu tiên trong cuộc đời mình. Những rung động thuần khiết này được nhà văn Thanh Tịnh thể hiện một cách tinh tế qua văn bản Tôi đi học.
Trong giới văn nghệ Thanh Tịnh nổi tiếng là một người hài hước, hóm hỉnh với những giai thoại và các mẩu chuyện vui được truyền tụng qua nhiều thế hệ. Vậy mà giữa hàng ngũ những người chịu ngang trái về mặt tình cảm phải chịu cảnh cô đơn trong giới văn nghệ sĩ thì trường hợp của ông là kéo dài lặng lẽ và xót xa hơn cả. Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Tôi đi học in trong tập truyện Quê mẹ, xuất bản lần đầu năm 1941 là truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách này.
Tôi đi học có tính tự truyện. Nó nhẹ nhàng man mác, ngọt ngào lưu luyến và có dư vị buồn dịu của kỉ niệm tuổi thơ. Đây là văn bản có sự kết hợp giữa văn biểu cảm và văn tự sự. Nó đem đến những cảm nhận tinh tế của tâm hồn sáng trong thời còn trẻ của ngày đầu tiên đến trường.
Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá nguoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường". Những biến chuyển của trời đất cuối thu thường gợi cho lòng người những bâng khuâng, hoài nhớ. Thời điểm cuối thu là mùa tựu trường sau ba tháng hè. Và "mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã". HÌnh ảnh đáng yêu ấy đã làm cho nhân vật "tôi" xúc động, nhớ về dĩ vãng. Nhân vật đã nhìn thấy tuổi thơ của chính mình qua hình ảnh ấy.
Từ khung cảnh của hiện tại đã đánh thức kỉ niệm của quá khứ. Những từ láy nao nức, tưng bừng rộn rã diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm hồn nhân vật dù bao năm tháng đã qua đi. Điệp khúc "hằng năm… lòng tôi lại…", "mỗi lần thấy… lòng tôi lại…" diễn tả sức sống lâu bền của kỉ niệm. Hai chữ mơn man đầy gợi cảm, thể hiện trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tâm hồn nhân vật khi được sống lại kí ức tuổi thơ.
Nhớ lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, nhân vật tôi nhớ lại những cảm giác trong sáng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mình: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Hình ảnh so sánh và phép nhân hóa vừa diễn tả cụ thể những cảm giác đẹp đẽ, trong sáng trong tâm hồn của cậu học trò nhỏ, vừa tạo nên chất thơ tươi tắn và man mác.
Theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, từng khung cảnh và tâm trạng lần lượt hiện lên theo trình tự thời gian, theo trình tự không gian từ nhà tới trường và vào lớp học.
Trước tiên là khung cảnh và tâm trạng trên con đường cùng mẹ tới trường. Buổi xa xưa ấy thật là đáng nhớ. Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật tôi – cậu bé lớp Năm, lớp đầu tiên của cấp học ấy – nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình khó tả. Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạng… Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bé thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy? Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Đặc biệt là đối với một em hôm qua chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chảy nhạy với bạn… Vì thế tôi cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, với mấy quyển vở trên tay. Tôi muốn thử sức mình xin mẹ cho được cầm bút, thước như các bạn. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ nảy nở trong đầu chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua… trôi nhẹ như một làn mây lướt trên ngọn núi. Cái trừu tượng (ý nghĩ) được so sánh với cái thực (làn mây) nhưng không làm mất đi sự duyên dáng và thú vị. Một nét đẹp, dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của tâm hồn trẻ thơ.
Tiếp theo là hình ảnh ngôi trường ngày khai giảng: "Trước sân trường làng Mĩ Lí dầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa". Trước đó mấy hôm, chú bé có đi qua trường một lần, nhưng lần ấy, trường chỉ là một nơi xa lạ. Nhưng lần này, trong mặt cậu bé trường học lại rất