13/01/2018, 21:56

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015 Tham khảo Đề cương ôn tập thi, kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015. Đề cương phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn – Môn Văn lớp 9. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016 ...

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015

Tham khảo Đề cương ôn tập thi, kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015. Đề cương phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn – Môn Văn lớp 9.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016

MÔN: NGỮ VĂN 9

I. VĂN HỌC

 1/ Truyện trung đại:

– Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;

– Truyện Kiều của Nguyễn Du và các đoạn trích Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du);

–  Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái.

   * Tóm tắt, nắm vững nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa “Chuyện người con gái Nam Xương”.

   * Hiểu được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14)

   * Nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Du và sự nghiệp văn chương. Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các đoạn trích trên của Truyện Kiều.

 2/ Truyện hiện đại:

Làng – Kim Lân;

– Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long;

– Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.

   * Nhận biết tác giả và tác phẩm; hiểu tình huống truyện; nắm được sự việc, cốt truyện, đặc điểm và diễn biến tâm trạng nhân vật; nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm.

 3/  Thơ hiện đại:

Đồng chí  – Chính Hữu;

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật;

Đoàn thuyền đánh cá– Huy Cận;

Bếp lửa – Bằng Việt;

– Ánh trăng – Nguyễn Duy.

   * Nhận biết tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

   * Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

 II/ TIẾNG VIỆT

 – Các phương châm hội thoại;

– Tổng kết từ vựng (SGK Ngữ văn 9 tập I trang 122 đến 126 và 158 đến 159);

– Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.  

   * Nắm vững kiến thức cơ bản và thực hành làm các bài tập liên quan đến các phần trên.

 III/ TẬP LÀM VĂN

Kiểu văn bản tự sự. 

   * Học sinh nắm vững các bước làm bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả, miêu tả nội tâm; đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

 Lưu ý: Đề ra theo hướng mở, có thể sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình sgk để HS tiếp cận và xử lí tình huống, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

0