Đầu tư nước ngoài
Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào nước Mỹ khiến cho lãi suất tiết kiệm trong nước luôn bị duy trì ở mức thấp. Mặc dù nước Mỹ đã phát triển thịnh vượng, song ...
Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào nước Mỹ khiến cho lãi suất tiết kiệm trong nước luôn bị duy trì ở mức thấp.
Mặc dù nước Mỹ đã phát triển thịnh vượng, song người lao động vẫn có mức nợ hộ gia đình cao và đang có xu hướng tăng lên. Theo thống kê chính thức, một số lãi suất tiết kiệm đang ở trạng thái dương đã chuyển sang trạng thái âm trong một vài năm kể từ năm 2000. Lần đầu tiên kể từ Cuộc Đại suy thoái năm 1930, các hộ gia đình Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn so với số tiền họ kiếm được sau khi đã trừ đi thuế thu nhập cá nhân.
Nợ công so với GDP (phần trăm) |
Đồng thời, chính quyền liên bang cũng đang phải đối mặt với bội chi ngân sách – 435 tỷ đô-la trong năm 2006 - phần lớn được chi trả từ các ngân hàng trung ương nước ngoài. Nợ nhà nước của chính quyền liên bang Mỹ là khoảng gần 9 nghìn tỷ đô-la, ước tính chiếm 65% GDP, bằng tỷ lệ này của Pháp và Đức, nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ này ở Nhật Bản và Italia.
Tuy nhiên, các quốc gia nước ngoài - đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi ở châu Á và các nước sản xuất dầu mỏ - đã có bài học kinh nghiệm về hiện tượng dư thừa tiết kiệm. Các ngân hàng tư nhân và trung ương, các thể chế khác – ngay cả ở các nước đang phát triển như Trung Quốc với rất nhiều người nghèo – cũng đã rót những khoản tiền khổng lồ vào thị trường Mỹ.
“Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ”, Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội đã nhận định như vậy.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị và thị trường bất động sản của Mỹ.
Vào năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gần 1,8 nghìn tỷ đô-la vào nền kinh tế Mỹ, khoảng 184 tỷ đô-la trong số đó là đầu tư trực tiếp, phần còn lại là đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Với các cách tính toán khác nhau thì tổng lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ trong năm 2005 là từ 1,6 nghìn tỷ đến 2,8 nghìn tỷ đô-la Mỹ.
“Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”, theo CRS.
Nhiều chuyên gia lo ngại về tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế Mỹ của các chính phủ nước ngoài, khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2005.
Các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn một nửa chứng khoán kho bạc của Mỹ. Trong năm 2006, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ sở hữu dài hạn cao nhất các chứng khoán kho bạc, khoảng 644 tỷ đô-la, sau đó là Trung Quốc với khoảng 350 tỷ đô-la.
Nhiều ngành công nghiệp Mỹ và các đại diện của họ trong Quốc hội khẳng định rằng các ngân hàng trung ương ở Đông Á đang sử dụng chứng khoán kho bạc Mỹ để thao túng tỷ giá hối đoái, làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
“Đồng thời, các chính phủ nước ngoài đang thực hiện hoạt động thôn tính, thông qua phối hợp hoặc hành động riêng lẻ, nhằm tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng đô-la”, CRS nhận định.
Nhiều chuyên gia e sợ rằng việc các chính phủ nước ngoài nhanh chóng nhượng lại tài sản đầu tư trên nước Mỹ của họ sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Các chính phủ thù địch nước ngoài có thể lôi kéo và vận động rút tiền hàng loạt ra khỏi các thị trường chứng khoán tại Mỹ nhằm gây bất ổn cho nền kinh tế Mỹ. Hoặc các chính phủ nước ngoài có thể quyết định đầu tư tiền của họ vào nơi khác khi mà giá trị tài sản của họ tại Mỹ bắt đầu suy giảm.
Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Mỹ còn làm cho lãi suất và giá cả tại Mỹ thấp hơn mức thông thường, gây ra một làn sóng tiêu dùng hàng hóa một cách ồ ạt, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu. Ngoại trừ năm 1991, thâm hụt tài khoản thanh toán vãng lai của Mỹ đã tăng dần từ khoảng 12 tỷ đô-la năm 1982 lên 856,7 tỷ đô-la năm 2006.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới: “Thâm hụt tài khoản thanh toán vãng lai của nước Mỹ được thanh toán chủ yếu từ thặng dư tài khoản thanh toán vãng lai của Trung Quốc và mức tăng đầu tư từ các nhà xuất khẩu dầu mỏ chính”.
Vào cuối năm 2005, các nhà đầu tư Mỹ có khoảng 9,6 nghìn tỷ đô-la tài sản ở nước ngoài, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có khoảng 12,5 nghìn tỷ đô-la tài sản ở Mỹ. Như vậy, có thể thấy tài sản đầu tư quốc tế ròng của Mỹ trong năm 2005 đạt âm 2,8 nghìn tỷ đô-la.
Trong năm 2006, lần đầu tiên kể từ khi đầu tư quốc tế ròng của Mỹ âm vào năm 1986, các nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận nhiều hơn trên đất Mỹ so với lợi nhuận mà các nhà đầu tư Mỹ kiếm được ở nước ngoài.
Theo như Hội đồng Cạnh tranh đã tổng kết: “Để vấn đề trở nên đơn giản, các khoản tiết kiệm nước ngoài được dùng để chi trả cho tiêu dùng của Mỹ khiến cho xuất khẩu nước ngoài tăng lên. Trong ngắn hạn, tình hình này có lợi cho cả hai bên nhưng ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng về khủng hoảng tài chính toàn cầu”.
Vậy thì đâu là vấn đề tiếp theo đối với nền kinh tế Mỹ?