Lịch sử Lễ Giáng Sinh
Lúc chưa có lễ Noel, tại Rome, mỗi năm vào mùa này, nguyên châu Âu người ta cũng tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác. Rome: Từ 17 đến 24 tháng 12, một sự vô trật tự ngự trị toàn thành phố Rome: Họ lau rửa nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng thật đẹp, nấu nướng rồi mời nô lệ của ...
Lúc chưa có lễ Noel, tại Rome, mỗi năm vào mùa này, nguyên châu Âu người ta cũng tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác.
Rome: Từ 17 đến 24 tháng 12, một sự vô trật tự ngự trị toàn thành phố Rome: Họ lau rửa nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng thật đẹp, nấu nướng rồi mời nô lệ của họ ngồi bàn ăn uống. Ngày này những người tôi tớ được chủ hầu hạ, giống phụ nữ ngày 8/3 vậy (!).
Tại Pháp và vài vùng châu Âu, vào thời Moyen Âge (từ thế kỷ thứ V đến giữa thế kỷ thứ XV), khoảng cuối tháng 12, người ta tổ chức lễ Cuồng. Đám đông mang mặt nạ, cải trang tu sĩ nhà thờ, mặc ngược áo lễ, đi khắp các đường phố, chế nhạo châm biếm lễ nhà thờ, và vũ những điệu khêu gợi... Lễ này bị cấm nhiều lần và bị cấm hẳn vào cuối thế kỷ XV.
Thờ cúng thần Mithras
Khoảng mùa Đông Chí (Soltice d'hiver), vị thần Mithras (Mặt Trời) này được hình tượng chiến đấu với bò rừng. Ngày 25 tháng 12, người ta giết bò đực và rải máu khắp cánh đồng: đất trở nên mầu mỡ hơn và mùa màng tốt đẹp hơn. Tại Rome, ngày này là ngày có đêm dài nhất, người ta làm lễ đón Mặt trời trở về, tượng trưng bằng một bé sơ sinh.
Lễ Giáng Sinh
Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noel. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.
Noel được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Đông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Để khỏi bị nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.
Hanoukka, lễ ánh sáng
Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, vua Antiochus thống trị Israel. Ông làm uế tạp đền Jérusalem và bắt buộc người Do Thái phải thờ các vị thần Hy Lạp. Judas Maccabée kêu gọi các nhà yêu nước nổi dậy đuổi dân Syrie ra khỏi Jérusalem. Để làm lễ mừng sự khôi phục đất nước, những gia đình Do Thái đốt đèn sáp có 8 nhánh. Tám ngọn đèn tượng trưng cho 8 ngày liên tiếp đền thờ được đốt sáng một cách mầu nhiệm nhờ một bình dầu do lính của Antiochus làm lật đổ. Trong lễ Hanoukka, trẻ con nhận một con vụ có ghi 4 chữ Hébreux có nghĩa "Đó là một sự nhiệm mầu lớn".