Dấu hiệu có thai sớm ngay những tuần đầu tiên
Dấu hiệu có thai sớm dưới đây sẽ nói cho bạn biết liệu có phải bạn đã có em bé mà không cần chờ tới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Cùng theo dõi những biểu hiện cụ thể trong trường hợp này là gì nhé. Dấu hiệu có thai sớm dưới đây sẽ nói cho bạn biết liệu có phải bạn đã có em bé mà không cần chờ ...
Dấu hiệu có thai sớm dưới đây sẽ nói cho bạn biết liệu có phải bạn đã có em bé mà không cần chờ tới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Cùng theo dõi những biểu hiện cụ thể trong trường hợp này là gì nhé.
Dấu hiệu có thai sớm dưới đây sẽ nói cho bạn biết liệu có phải bạn đã có em bé mà không cần chờ tới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Cùng theo dõi những biểu hiện cụ thể trong trường hợp này là gì nhé.
Bạn nên xem thêm:
- Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Cách tập thể dụng trong khi mang thai
- Cách biến chứng trong thau kỳ (Phần 1)
- Các biến chứng trong thai kỳ (Phần 2)
Nhận biết dấu hiện có thai thông qua kích cỡ bầu ngực
Một trong những biểu hiện có thai sớm nhất và dễ nhận biết nhất chính là việc kích cỡ “gò bồng đảo” tăng lên và đau hơn. Biểu hiện này mặc dù khá giống với biểu hiện của việc bạn sắp tới kỳ kinh nguyệt. Tuy vậy, nếu để ý kỹ thì đây hoàn toàn không phải điều cơ thể muốn nói với bạn.
Đầu tiên là về thời gian. Nếu như thông thường khi gần sát ngày “đến tháng” bạn mới có thể cảm nhận được sự cương, tức thì trường hợp này, ở khoảng tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ, bạn đã có thể nhận thấy. Thứ hai, khi nhìn vào vùng da xung quanh nhũ hoa, bạn cũng sẽ thấy phần quầng thâm sẫm và rộng hơn. Cuối cùng, khi biểu hiện đau tức này càng kéo dài cho đến ngày kinh định kỳ của bạn thì khả năng có thai của bạn càng cao.
Chuột rút cũng là một dấu hiệu có thai bạn cần lưu tâm
Nếu bạn không thường xuyên bị chuột rút mà đến giai đoạn này, bạn thường xuyên nhận thấy các biểu hiện xảy ra và buổi sáng hoặc tối thì khả năng cao là bạn đã mang bầu. Trong một vài trường hợp, việc bị chuột rút chỉ xuất hiện ở khoảng thời gian 1 – 2 tháng đầu. Mặc dù vậy, cũng sẽ có những mẹ gặp phải tình trạng khó chịu trên suốt cả khoảng 9 tháng thai kỳ.
Thay đổi thói quen ăn uống khi bắt đầu mang thai
Việc thay đổi thói quen ăn uống thể hiện thông qua sự thay đổi về các loại thức ăn cũng như sự nhạy cảm với mùi thức ăn. Theo những nghiên cứu thực tế, khi ở những tuần đầu của thai kỳ, khứu giác cũng như vị giác của bạn sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều. Điều này giải thích cho việc mẹ có thể cảm thấy “chán ghét” những món vốn yêu thích, thèm ăn những thứ “lạ” hay luôn có cảm giác buồn nôn.
Trong dân gian, ông bà ta thường gọi hiện tượng này là “nghén”. Ở khoảng thời gian nhạy cảm này, mẹ có thể ăn rất nhiều hoặc không ăn nổi món gì. Việc thay đổi thói quen ăn uống như kể trên có thể kéo dài trong khoảng 3 – 4 tháng đầu là trở lại bình thường hoặc kéo dài suốt cả thời kỳ mang thai.
Mẹ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn
Việc đi tiểu nhiều này không hề liên quan tới hệ tiêu hoá hay do bạn sử dụng thức ăn/đồ uống quá nhiều nước trước đó. Thực tế, lý do của việc mẹ mắc tiểu nhiều lần trong ngày là bởi lúc này, cơ thể mẹ bắt đầu tích nước. Đồng thời ở khoảng thời gian này, cơ thể cũng sẽ sản xuất ra một loại hocmon tác động trực tiếp đến vùng thận, giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, từ đó dẫn tới việc mẹ sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.
Ra máu trước kỳ kinh
Việc ra một chút máu hồng trước kỳ kinh đôi khi bị nhầm tưởng là mẹ bị “đến tháng” sớm. Tuy nhiên điều này đôi khi là dấu hiệu báo cho mẹ biết, bào thai đã bắt đầu làm tổ trong tử cung. Bởi thế, nếu có gặp biểu hiện này thì mẹ cần chú ý quan sát thật kỹ thêm các dấu hiệu khác để biết mình có thai hay chưa nhé.
Ngoài những dấu hiệu có thai sớm như bài viết nêu trên thì còn một vài biểu hiện khác cũng nói cho mẹ biết tình trạng có thai hay chưa của mình như mệt mỏi, giảm ham muốn hay nước da sạm và xấu đi. Mặc dù vậy, những biểu hiện trên đây cũng mới chỉ là những biểu hiện ban đầu. Cách khẳng định chính xác nhất vẫn là mẹ đến gặp bác sĩ hoặc chờ tới kỳ kinh tiếp theo và dùng que thử.
Chúc các bạn sớm có tin vui.