03/02/2018, 21:47

10 cách để đức lang quân hỗ trợ vợ trong thời gian vợ mang thai

Mang thai là thời gian nhạy cảm đối với phụ nữ. Lúc này hóc-môn của cô ấy thay đổi và cô ấy thậm chí còn hơi “điên khùng” nữa. Cô ấy phải chịu đựng hàng cơn ốm nghén, ra vào bệnh viện liên tục (đặc biệt vào giai đoạn sắp lâm bồn) cũng như thường xuyên bị kiệt sức. Và cô ấy rất cần chồng mình ở bên ...

Mang thai là thời gian nhạy cảm đối với phụ nữ. Lúc này hóc-môn của cô ấy thay đổi và cô ấy thậm chí còn hơi “điên khùng” nữa. Cô ấy phải chịu đựng hàng cơn ốm nghén, ra vào bệnh viện liên tục (đặc biệt vào giai đoạn sắp lâm bồn) cũng như thường xuyên bị kiệt sức. Và cô ấy rất cần chồng mình ở bên để giúp đỡ.

Mang thai là thời gian nhạy cảm đối với phụ nữ. Lúc này hóc-môn của cô ấy thay đổi và cô ấy thậm chí còn hơi “điên khùng” nữa. Cô ấy phải chịu đựng hàng cơn ốm nghén, ra vào bệnh viện liên tục (đặc biệt vào giai đoạn sắp lâm bồn) cũng như thường xuyên bị kiệt sức. Và cô ấy rất cần chồng mình ở bên để giúp đỡ.

Vậy các quí ông chồng phải giúp bằng cách nào đây? Hãy cũng chuyên mục Mẹ và bé của kênh cẩm nang agiadinh.net tìm hiểu nhé!

Bạn nên xem thêm:

  • Cách tập thể dục khi mang thai
  • Bà bầu kiêng ăn gì
  • Bà bầu không nên ăn hoa quả gì
  • 6 cách tập luyện giúp bà bầu giữ dáng
 - Chăm sóc vợ lúc mang thai

– Chăm sóc vợ lúc mang thai

1. Đừng kỳ vọng vợ vẫn cư xử y như bình thường

Không, cô ấy sẽ không “bình thường” chút nào đâu. Cơ thể cũng như tâm trí của phụ nữ mang thai thường nằm ngoài vùng kiểm soát. Đặc biệt hơn nếu đây còn là thai kỳ đầu tiên cô ấy trải qua. Phụ nữ đâu muốn vậy. Nếu nàng bảo bạn rằng mình thậm chí không thể đứng để ăn, đừng cười! Nếu nàng muốn ngủ vào giữa buổi chiều, cứ kệ đi! Nếu nàng khóc, hãy ôm nàng thật chặt. Lúc này thứ phụ nữ cần là được cảm thông chứ không phải những lời chì chiết.

2. Để vợ nghỉ ngơi

Cô ấy cần ngủ thêm, cho mình và cho cả em bé nữa. Sản phụ có xu hướng mệt mỏi đặc biệt vào ba tháng đầu thai kỳ. Hãy để nàng ngủ thoải mái, nhiều nhất có thể. Khi cả hai ở nhà, đừng trông chờ vợ làm hết mọi việc nhà. Đừng ngại “ra tay” xử lí hết mấy việc lặt vặt trong nhà, nhé!

3. Hiểu cho cơn thèm mấy thứ lặt vặt

Chả có bà bầu nào cố tình thèm ăn mấy thứ linh tinh hết cả. Với họ, đôi khi cái của rất ngon ấy ngay hôm sau lại trở thành thứ thật kinh khủng ngay được. Cũng bình thường thôi mà. Đừng cảm thấy phiền phức vì sự thất thường này. Cứ lặng lẽ ăn hết đồ thừa, hoặc bỏ vào tủ lạnh. Và nhớ, không bao giờ ép vợ ăn mấy thứ nàng không muốn. Điều đó khiến nàng phát ốm lên được cơ. Đặc biệt với người nhạy cảm, tránh để cô ấy nhìn hay ngửi thấy mấy món “đáng ghét”. Nếu không, nàng lại cũng phát ốm lên nữa.

4. Lắng nghe

Thực ra lắng nghe là điều người ta nên làm với nhau mọi lúc. Có điều vợ bạn còn đặc biệt nhạy cảm vào thời điểm này hơn. Có những thứ bình thường thì chả để tâm, giờ lại khiến nàng khóc ngay được. Nàng có nhiều nỗi lo lắm. Thai có khỏe không? Chuyện đi làm rồi sinh con sẽ ổn chứ? Liệu cô ấy có thể trở thành bà mẹ tốt?…Cứ để nàng chia sẻ hết với bạn tất cả những suy nghĩ và nỗi sợ hãi thầm kín. Cả những niềm phấn khích khi đi mua đồ cho con, khi con đạp cái đầu tiên… Hãy lắng nghe!

Chăm sóc vợ khi vợ có thai

Chăm sóc vợ khi vợ có thai

5. Cùng đi khám thai định kỳ, hay chí ít là hỏi han vợ về em bé

Nếu có thể, hãy đưa vợ đi gặp bác sĩ. Đôi khi điều này chỉ mang tính khích lệ tinh thần nhưng đôi khi cô ấy có thể bị ngất xỉu trên đường chẳng hạn. Có bạn đi thì sẽ an toàn hơn. Nếu không thể sắp xếp thì cũng nhớ hỏi thăm tình hình hai mẹ con xem bác sĩ nói thế nào. Hãy để cô ấy thấy bạn thực sự quan tâm.

6. Cùng lên kế hoạch cho tương lai

Thời điểm này, có rất nhiều thứ cần được lên kế hoạch. Chọn tên, mua quần áo, giường tủ, đồ dùng… Hãy giúp cô ấy. Những việc nặng như sơn phòng mới cho em bé, sắp xếp lại nội thất chỗ này chỗ kia thì sao một phụ nữ mang thai tự làm được chứ. Dĩ nhiên, với việc đặt tên cho một đứa trẻ thì chắc cả hai người ai cũng muốn tham gia góp ý.

7. Nuông chiều vợ

Thường đàn ông hay kỳ vọng vợ sẽ cư xử y chang như trước khi có em bé. Điều này là không thể nào… Mang thai khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi và đau nhức rất nhiều. Nuông chiều vợ một chút sẽ rất tốt trong trường hợp này. Pha sẵn nước tắm với dầu thơm (đảm bảo an toàn cho em bé nhé) hay đặt lịch mát-xa cho vợ sẽ khiến cô ấy cảm động và thấy khá ơn nhiều đấy.

8.  Tham gia lớp trợ sinh với vợ

Nếu cô ấy định sinh thường. Đây là hoạt động cần thiết. Khi tham gia cùng bạn sẽ có kiến thức hơn. Biết rõ các triệu chứng trước khi sinh,nên làm gì giúp vợ hay nên gọi cho ai và vào thời điểm nào để yêu cầu sự giúp đỡ… Những chuyện nhỏ này thật sự rất có ích.

9. Giúp cô ấy về kế hoạch sinh con

Điều này đảm bảo cho bạn biết trước cô ấy muốn gì, cần gì. Bới có thể lúc sắp lâm bồn cô ấy quá mệt mỏi, không thể suy nghĩ hay nói chuyện, hỏi han, yêu cầu bất cứ điều gì. Lúc ấy bạn đã ở đó và sẵn sàng hỗ trợ.

10. Ở cạnh khi vợ sinh con

Lúc này có thể cô ấy sẽ mắng chửi, la hét, cào cấu; muốn cởi hết quần áo; muốn tĩnh lặng hay vặn nhạc thật to… Đừng tức giận hay để bụng gì cả, cứ ngoan ngoãn làm theo thôi. Cô ấy thậm chí còn không tự kiểm soát được bản thân mình nữa là. Khi em bé chào đời, vợ bạn sẽ lại càng ngày càng trở nên “bình thường” hơn, giống như tính khí vốn có trước lúc mang thai. Yên tâm nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.babble.com/pregnancy/10-ways-husbands-can-support-their-wives-during-pregnancy/

0