Cách bảo quản sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Cách bảo quản sữa mẹ làm sao để vừa để được lâu, vừa giữ được tối đa hàm lượng vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé yêu luôn là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trong bài viết này, chúng mình hãy cùng tìm hiểu xem cách thức mà chúng ta sẽ áp dụng để bảo quản sữa mẹ thế nào nhé. Cách bảo ...
Cách bảo quản sữa mẹ làm sao để vừa để được lâu, vừa giữ được tối đa hàm lượng vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé yêu luôn là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trong bài viết này, chúng mình hãy cùng tìm hiểu xem cách thức mà chúng ta sẽ áp dụng để bảo quản sữa mẹ thế nào nhé.
Cách bảo quản sữa mẹ làm sao để vừa để được lâu, vừa giữ được tối đa hàm lượng vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé yêu luôn là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trong bài viết này, chúng mình hãy cùng tìm hiểu xem cách thức mà chúng ta sẽ áp dụng để bảo quản sữa mẹ thế nào nhé.
Bạn nên xem thêm:
- Những món ngon từ móng giò giúp mẹ nhiều sữa
- Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
- Bà bầu nên ăn hoa quả gì?
- Bà bầu kiêng ăn gì?
Tầm quan trọng của việc bảo quản sữa mẹ
Bảo quản sữa mẹ là việc làm đặc biệt quan trọng bởi nó chính là nguồn thức ăn dự trữ cần thiết của các em bé trong độ tuổi bú sữa. Việc bảo quản sữa mẹ thường được bắt gặp trong nhiều trường hợp khác nhau như mẹ thừa nhiều sữa, mẹ phải đi xin sữa hay mẹ phải đi làm sớm…
Vì sữa mẹ sẽ được sử dụng trực tiếp cho bé sau quá trình bảo quản nên ở công đoạn đoạn này, việc bảo quản sẽ phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Việc bảo quản luôn phải dựa trên hai nguyên tắc cơ bản đó là đảm bảo dinh dưỡng và đảm bảo sự an toàn, không có vi khuẩn xâm nhập.
Cách bảo quản sữa mẹ như sau:
Chuẩn bị dụng cụ bảo quản sữa
Dụng cụ bảo quản sữa mẹ sau vắt hiện nay có rất nhiều loại đang được bày bán trên thị trường. Mỗi loại dụng cụ, ta lại bắt gặp những tính năng và ưu/nhược điểm khác nhau. Những sản phẩm phổ biến có thể kể đến như bình thuỷ tinh, chai nhựa, bịch nilon…
Khi chọn dụng cụ để bảo quản sữa sau vắt thì điều đầu tiên mẹ cần kiểm tra kỹ đó là mức độ an toàn của sản phẩm/chất liệu tạo nên sản phẩm dùng để chứa sữa. Chất liệu phù hợp nhất được khuyên dùng hiện nay đó là chất liệu nhựa an toàn (có thể là chai nhựa/túi nhựa) có nắp đậy kín. Mẹ nên hạn chế cho vào chai thuỷ tinh vì sẽ dễ bị vỡ khi bảo quản lạnh.
Trước khi cho sữa vào dụng cụ chứa, các bạn lưu ý cần làm sạch và khô dụng cụ. Tuyệt đối không nên sử dụng khi chai/túi còn dính nước từ quá trình vệ sinh trước đó hay cho sữa mới vào khi vẫn còn sữa cũ bên trong.
Kiểm soát lượng sữa cần bảo quản
Lượng sữa sau khi vắt cần được đánh dấu và xếp vào ngăn bảo quản một cách hợp lý. Để làm điều này thì sau đó đóng chai/đóng túi phần sữa cần bảo quản, bạn nên dùng một chiếc bút ghi rõ phần ngày giờ vắt sữa lên bề mặt/dán nhãn để dễ nhận biết.
Nên xếp phần sữa còn ngắn hạn ra ngoài để sử dụng trước, phần sữa mới vào trong ngăn trữ để sử dụng sau. Việc sắp xếp này vừa giúp tạo ra sự ngăn nắp gọn gàng, vừa giúp bạn dễ nhận biết, dễ kiểm soát và sử dụng sữa cho bé yêu.
Kiểm soát nhiệt độ và thời gian bảo quản sữa
Việc bảo quản sữa có thể được thực hiện ở bên ngoài (nhiệt độ phòng) hoặc ngăn đá/ngăn mát tủ lạnh tuỳ điều kiện thực tế. Phần nhiệt độ và thời gian bảo quản được lưu ý cụ thể như sau:
Nếu bạn bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C và đảm bảo các yếu tố vệ sinh) thì sữa sẽ giữ được trong khoảng từ 4 – 6 giờ sau đó.
Nếu bạn bảo quản sữa ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 độ C và đảm bảo các yếu tố vệ sinh) thì thời gian khuyên dùng cho sữa sẽ từ từ 2 – 3 ngày sau đó.
Nếu bạn bảo quản sữa trong ngăn đá tủ lạnh và đảm bảo các yếu tố vệ sinh thì sữa có thể giữ được khoảng nửa tháng. Trường hợp bạn trữ đông trong những tủ cấp đông chuyên dụng thì việc bảo quản sữa mẹ có thể được kéo dài từ 3 – 6 tháng.
Lưu ý sử dụng sữa sau bảo quản
Sữa dù bảo bảo lạnh hay bảo quản thường thì trước khi cho bé bú, bạn nên cho sữa hâm nóng qua. Cách hâm nóng sữa mẹ sẽ được thực hiện gián tiếp bằng cách đặt bịch sữa vào tô nước nóng/ấm.
Nếu bạn bảo quản sữa trong ngăn đá/cấp đông thì sữa cần được giã đông trước khi hâm. Nên giã đông sữa trong ngăn mát tủ lạnh, không nên thực hiện ở nhiệt độ thường hay trong lò vi sóng vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sữa.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ của chuyên mục Mẹ và bé trên kênh cẩm nang agiadinh.net đang được nhiều chuyên gia cũng như các bà mẹ tin tưởng áp dụng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng phương pháp này để dự trữ được nguồn thức ăn tốt nhất cho bé yêu.