Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau ? – đây là câu hỏi thường gặp của các bạn nữ mỗi khi cơn đau bụng kinh hành dữ dội. Việc uống thuốc trước mắt có thể giúp bạn giảm cơn đau tạm thời, nhưng về lâu dài nó có thể gây ra những tác hại khó lường. Nguyên nhân gây đau bụng kinh – Đau bụng ...
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? – đây là câu hỏi thường gặp của các bạn nữ mỗi khi cơn đau bụng kinh hành dữ dội. Việc uống thuốc trước mắt có thể giúp bạn giảm cơn đau tạm thời, nhưng về lâu dài nó có thể gây ra những tác hại khó lường.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
– Đau bụng kinh đơn thuần (sinh lý) do có các cơn co thắt tử cung mạnh, giảm máu đột ngột ở vùng tử cung gây ra đau (do phụ nữ ra máu nhiều).
Thường gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi, gia đình có các thành viên cũng bị đau bụng kinh, hút thuốc lá, béo phì, uống rượu, kinh nguyệt không đều, phụ nữ chưa có con, dậy thì sớm trước tuổi 11, căng thẳng, stress, lo lắng.
Không nên dùng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ vì các thuốc giảm đau thường có tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc dạ dày, dùng không đúng gây viêm loét dạ dày, hoặc có thuốc gây hại gan… Thậm chí, về lâu dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
Bạn không nên tự ý dùng quá nhiều thuốc hoặc phối hợp nhiều thuốc để giảm đau bụng kinh vì về lâu dài vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định… trong khoảng thời gian trước hoặc trong khi có kinh nguyệt thì Đông y gọi là “thống kinh”. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông. Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn… thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung.
Để giảm triệu chứng đau bụng kinh mà không dùng thuốc, bạn có thể áp dụng những cách chữa đau bụng kinh theo phương pháp dân gian.
Đau bụng kinh có nguy cơ bệnh lý như
+ Lạc nội mạc tử cung. Các tế bào lót tử cung di chuyển đến các khu vực khác của xương chậu, gây đau dữ dội kéo dài.
+ U xơ tử c ung thư ờng là u lành.
+ Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
+ Hẹp cổ tử cung, cổ tử cung rất nhỏ nên làm chậm dòng chảy kinh nguyệt.
Xem thêm:
5 dấu hiệu nhắc nhở bạn sắp có kinh nguyệt