25/05/2018, 09:54

Đánh giá những sự chọn lựa khả năng: phân tích môi trường, kinh tế và xã hội

Đánh giá trong bước 5 chủ yếu là khả năng thích nghi về mặt tự nhiên. Sự đánh giá cũng đã dựa vào tính bền vững của các kiểu sử dụng đất đai. Trong bước 6 này thì hiệu quả của các cách chọn lựa được đánh giá dưới dạng tính môi trường, kinh tế, và xã hội. ...

Đánh giá trong bước 5 chủ yếu là khả năng thích nghi về mặt tự nhiên. Sự đánh giá cũng đã dựa vào tính bền vững của các kiểu sử dụng đất đai. Trong bước 6 này thì hiệu quả của các cách chọn lựa được đánh giá dưới dạng tính môi trường, kinh tế, và xã hội.

Đánh giá thích nghi đất đai sẽ được phân hạng là không thích nghi nếu kiểu sử dụng đất đai tiếp tục làm suy thoái hoặc hủy hoại tài nguyên đất đai. Do đó, phân tích tác động môi trường là bước kế tiếp và đi xa hơn. Có sự so sánh giữa các khả năng sử dụng đất đai dưới những hệ thống quản lý trên cơ sở chất lượng cuộc sống của toàn thể cộng đồng người dân vùng đó và đồng thời cũng chú ý đến những tác động nôi tại và ngoại tại trong vùng nghiên cứu và các vùng chung quanh.

Những kiến thức sâu về tiến trình lý, hóa, sinh và biết thế nào về những tác động đến xã hội thì cần phải được dự đoán trước như là sự tác động đến môi trường của một kiểu sử dụng đất đai chuyên biệt. Thường thì những tác động của những hoạt động chuyên biệt có thể xãy ra trong thời gian dài hay xãy ra trong nhiều giai đoạn từ các nguyên nhân ban đầu của vấn đề. Thí dụ: Sự xoái mòn và ngập lụt ở vùng ven biển của Sri lanka gây nên do sự khai thác băng san hô chắn sóng để sản xuất vôi. Hay vùng Tây Phi, sự xoái mòn bờ biển hiện tại gây nên do đập lớn được xây trên sông chính cách đây 20 năm, làm cho ngăn sự cung cắp phù sa cho vùng ven biển.

Sau đây là những ảnh hưởng của môi trường cần được quan tâm:

  • Nguồn tài nguyên đất và nước. Nguy hại do xoái mòn, sự trượt đất and trầm tích phù sa; vấn đề về cung cấp nước và chất lượng nước trong và chung quanh vùng quy hoạch.
  • Nguồn tài nguyên rừng và đồng cỏ. Sự suy thoái đất đồng cỏ, khai hoang và làm suy thoái rừng
  • Chất lượng của các sinh vật hoang dã. Cấu trúc và vị trí của rừng, đồng cỏ và đất ngập nước; những vùng cần thiết bảo vệ cho các loài thực vật và động vật hoang dã bao gồm luôn cả việc bảo vệ nguồn gen; ảnh hưởng của việc phát triển mặt đất trên các hệ sinh thái đất ngập nước;
  • Giá trị cảnh quan và khu nghĩ ngơi cho du lịch và những hoạt động thư giản. Tính chịu đựng của những xáo trộn kết hợp với sự thư giản và những khả năng sử dụng đất đai khác.

Trong bước 5 khả năng thích nghi đất đai được diễn tả dưới dạng chất lượng với thích nghi cao, trung bình, kém và không thích nghi hay diễn tả một phần lượng hóa với năng suất. Do đó các số liệu về kinh tế như đầu tư, lợi nhuận... cần phải có để cung cấp cho phần kế tiếp trong quy hoạch đất đai.

Một trong những vấn đề liên quan đến phân tích tài chánh và kinh tế là giá cả thị trường, thị trường cạnh tranh, giá trị phản ánh xã hội. Những nơi không có thị trường cạnh tranh về nguồn tài nguyên thì thường là trường hợp với nguồn tài nguyên đất đai được tái lập mới và nguồn lao động là lao động gia đình và một số giá trị khác có thể được tìm thấy để phân tích.

  • Phân tích tài chánh: Thấy được khả năng lợi nhuận trên quan điểm của người nông dân hay những ngành tư nhân khác có liên quan, bằng cách là so sánh lợi nhận do người sản xuất ra và chi phí của họ đầu tư vào. Phân tích tài chánh có thể đưa đến hai vấn đề:
  • Cây trồng hay kiểu sử dụng đất đai cođ cho sự chọn lựa có lợi không?
  • Nơi nào thì kiểu sử dụng đất đai hay cây trồng cho được lợi nhuận tốt nhất ?
  • Phân tích kinh tế: Ước đoán giá trị của một hệ thống sử dụng đất đai trong cộng đồng. Thí dụ như giá của người sản xuất bị giảm bởi thuế hay được gửi cho giá trị sản phẩm cao do trợ giá thì thuế và sự trợ giá này phải được tách ra để đi đến một giá ẩn cho sản xuất. Chi phí phải được sử lý trong cùng cách.

Đồng thời cũng phải tính đến những hậu quả rõ ràng về mặt ảnh hưởng của kinh tế môi trường thí dụ như sự giảm lắng đọng phù sa trong sông, giá trị bằng tiền cũng phải được ước lượng và bao gồm trong phân tích kinh tế.

So sánh phân tích kinh tế với phân tích tài chính có thể đưa ra được các vấn đề kinh tế cần thiết cho sự thay đổi chính sách.Thí dụ trong một kiểu sử dụng đất đai chăn nuôi đồng cỏ với mật độ dày có thể gây nên sự suy thoái đất và đồng cỏ, do đó làm hủy hoại nguồn tài nguyên. Nếu phân tích tài chính trên quan điểm của người nông dân thì rất thuận lợi, tuy nhiên nếu tiếp tục lâu dài thì về mặt môi trường và xã hội sẽ bị thiệt hại. Phân tích kinh tế sẽ tính đến sự thiệt hại của nguồn tài nguyên đất đai và hậu quả sẽ làm giảm thấp sản suất của người dân. Chính sách thay đổi thế nào để phù hợp giữ yêu cầu chung của xã hội và những lợi ích của người dân. Tương tự khi phân tích tài chính cũng cho thấy được bản thân người nông dân không có những khuyến khích cho sản xuất dư thừa để bán. Nếu chính sách của nhà nước đòi hỏi người dân phải gia tăng sản lượng, thì chính sách giá cả có thể là một cách hữu hiệu khuyến khích người dân để đạt được những thay đổi theo mong ước.

Phân tích kinh tế sẽ được dễ dàng khi mà có sự đồng ý chung giữa giá trị xã hội và mục tiêu phát triển và khi mà có nền kinh tế thị trường. Phân tích kinh tế sẽ trở nên phức tạp hơn đối với những trường hợp nền kinh tế thị trường không rõ ràng hay khi phát triển sẽ mang đến những ảnh hưởng xấu như ô nhiễm hay mất đi nguồn tài nguyên địa phương thí dụ như sử dụng đồng cỏ hay đốn cây quá độ. Đây là công việc của các nhà quy hoạch phải nhận định ra các ảnh hưởng và tích ra được cho phân tích kinh tế.

Sự hạn chế nhất trong phân tích kinh tế là các đầu tư nhanh. Các kỷ thuật phân tích vốn chiết khấu lưu động (discounted cash flow analysis), được sử dụng để chuyển đổi chi phí và sự tăng lợi nhuận trong tương lai đối với giá trị hiện nay, cho thấy hiệu quả lợi nhuận chỉ cho được sau 25 năm trong tương lai với mức độ chiết khấu không vượt quá 10%. Điều này làm cho ta khó chứng minh được cho việc đầu tư lâu dài, đặc biệt là cho trồng rừng. Sự chọn lựa mức chiếc khấu có ảnh hưởng nhiều hơn đối với giá trị của bất kỳ sự phát triển nông lâm nghiệp dài hạn nào so với năng suất ước đoán của cây trồng và sản lượng gỗ.

Sau cùng cho thấy, chi phí và giá cả có thể thay đổi trong vòng một vài năm và sự dự đoán trong tương lai cho nó thì rất là rủi may. Thí dụ, cây cọ dầu hiện tại có lợi nhuận cao hơn cây cao su, tuy nhiên theo thời gai với nhu cầu của thị trường và chi phí với giá cả có thể làm thay đổi ngược lại. Khó có một giải pháp dễ dàng cho vấn đề này. Đối với cây đa niên hay rừng có thể chứng tỏ cho thấy phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên hơn là có thể chứng minh những thuận lợi giá cả trong thời gian ngắn. Tính toán kinh tế phải thay đổi theo từng giai đoạn trong suốt quá trình quy hoạch.

Quy hoạch chiến lược cần tính đến tầm nhìn trung và dài hạn để tránh những sự chọn lựa thiễn cận cho tương lai. Chính sách sử dụng đất đai phải tính đến khả năng thích nghi đất đai, tình trạng kinh tế hiện tại, sản lượng và dịch vụ có liên quan đến những nhu cầu cần thiết của tương lai theo mong ước và cũng tính đến khả năng đáp ứng đến những nhu cầu của các nơi khác.

Đất đai có nhiều hạn chế về mặt tự nhiên thường cho rất ít sự chọn lựa có tính khả thi. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đất đai có khả năng thích nghi cho nhiều kiểu sử dụng khác nhau.. Bên cạnh sự thích nghi về mặt tự nhiên và kinh tế, một điều cần thiết nữa là phải biết sự quan trọng tối cần của đất đai cho những sử dụng chuyên biệt. Điều này có nghĩa là không những thích nghi về mặt môi trường không mà trong các vùng đất này cò phải được sử dụng cho những cách chuyên biệt khác. Thí dụ như vùng bảo tồn các loài cây hiếm hay ngăn cản việc mỡ rộng đất đô thị vào trong đất nông nghiệp.

Vấn đề này cần phải phát thảo ra một viễn ảnh tương lai cần thiết để so sánh sự ước đoán sản lượng tiềm năng với sản lượng theo mục tiêu. Nếu mục tiêu thỏa đáng dễ dàng, không có những vùng đòi hỏi quá mức thì sự uyển chuyển trong sử dụng đất đai sẽ rất cao. Nhưng nếu toàn bộ đất đai về mặt thích nghi môi trường đòi hỏi nhiều khó khăn thì sự uyển chuyển sẽ thấp trong sử dụng đất đai.

Sử dụng đất đai có lợi nhất trong mỗi lô đất đai có thể tính toán dưới dạng tài chính và kinh tế, nhưng không phản ảnh tất cả mong ước của cộng đồng. Phân tích tác động xã hội là nghiên cứu những ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đai đối với những nhóm dân cư khác nhau. Đặc biệt là chú ý nhiều đến phụ nữ, dân tộc ít người, và nhóm người nghèo trong cộng đồng.

Không có những qui trình cố định trong việc đánh giá tác động xã hội khi có sự thay đổi trong sử dụng đất đai. Mục đích phân tích xã hội trong quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra cho như là một vấn đề cần quan tâm và ảnh hưởng của mỗi hệ thống sử dụng đất đai có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chung. Những yếu tố về xã hội cần quan tâm là:

  • Dân số: Dự phóng, phân bố và cấu trúc tuổi; những khả năng mong ước hay sự di dân.
  • Những nhu cầu cơ bản: An ninh lương thực, giảm ít rủi ro. Thí dụ như so quy hoạch sản xuất tự tiêu so với các cây trồng có sản phẩm thu lợi.
  • Việc làm và cơ hội thu nhập. Phân tích vấn đề lực lượng lao động dư thừa khi có cơ hội thu nhập thêm do áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật. Thí dụ như nếu tăng cơ giới hóa các khâu công việc lên thì sẽ làm giảm bớt chi phí sản xuất, nhưng lại làm gia tăng lực lượng thất nghiệp.
  • Quyền sử dụng đất đai và các quyền theo tập quán. Chú ý đến những tập quán lâu đời theo sự thỏa thuận chung của dân địa phương mà chưa nắm rõ về luật đất đai. Thí dụ như sử dụng đất đồng cỏ, quyền sử dụng nước theo tập quán.
  • Cấu trúc hành chánh và pháp luật. Trong quy hoạch phải nêu rõ vấn đề này để thực hiện trong tiến trình quy hoạch.
  • Ổn định cộng đồng. Đây là vấn đề quan trọng trong quy hoạch, nếu có sự thay đổi trong sử dụng đất đai và một số thay đổi khác trong hoạt động thường xuyên của cộng đồng thì cần có sự cân bằng và thỏa thuận với nhau. Thí dụ như các ngày lễ hội địa phương lại trùng với thời gian cần lao động theo sự thay đổi trong sử dụng đất đai, hay ổn định của sống của người dân tránh trường hợp du canh du cư.

Trong quy hoạch cũng phải biết chắc rằng quyết định sử dụng đất đai hiện tại thì cần thiết bao hàm đầy đủ về kinh tế và xã hội của bất kỳ sự đề nghị thay đổi nào. Phân tích hệ thống canh tác có thể cung cấp một tầm nhìn tổng hợp về nông hộ gia đình là một trong những đơn vị quyết định thực hiện trong tất cả các quy hoạch sử dụng đất đai. Trong một số trường hợp khi sử dụng đất đai tối hảo về mặt phân tích môi trường và kinh tế nhưng lại không thực tế cho từng hệ thống canh tác của nông hộ. Điều này xảy ra là do trong từng nông hộ riêng biệt họ có những nhu cầu cần thiết riêng cho họ mà không trùng hợp với những kế hoạch của toàn Huyện hay khu vực.

Thông thường khi có sự thay đổi về sử dụng đất đai phải kèm theo sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và khu dân cư như: đường lộ, kho chứa, phương tiện chế biến.. và cá dịch vụ kèm theo như: thị trường, tín dụng, thú y. Khi mỡ rộng hay xây mới khu dân cư thường cần phải có những dịch vụ cơ sở hạ tầng và xã hội như: hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, dịch vụ về giáo dục và y tế. Những yếu tố xã hội hưởng được từ quy hoạch phát triển nông thôn có thể đền bù cho những điều lợi này mà đã được thực hiện trước như hạn chế đồng cỏ chung của địa phương. Với hướng đó cho thấy quy hoạch sử dụng đất đai nằm hòa vào trong quy hoạch phát triển nông thôn trong khi thay đổi sử dụng đất đai và có thể hổ trợ cho việc cải thiện những phương tiện hoạt động của cộng đồng nơi đó.

0