Công nghệ chi tiết chế tạo chi tiết dạng hộp
KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT DẠNG HỘP Hộp bao gồm những chi tiết có hình khối rỗng (xung quanh có thành vách) thường làm nhiệm vụ của chi tiết cơ sở để lắp các đơn vị lắp (như nhóm, cụm, bộ phận) của những chi tiết khác lên nó tạo thành ...
KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT DẠNG HỘP
Hộp bao gồm những chi tiết có hình khối rỗng (xung quanh có thành vách) thường làm nhiệm vụ của chi tiết cơ sở để lắp các đơn vị lắp (như nhóm, cụm, bộ phận) của những chi tiết khác lên nó tạo thành một bộ phận máy nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó của toàn máy.
NHỮNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHỦ YẾU
CỦA CHI TIẾT DẠNG HỘP.
Độ không phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trong khoảng 0,05-0,1 mm trên toàn bộ chiều dài, độ nhám bề mặt của chúng từ Ra = 5 -1,25 (5-7). Các lỗ có độ chính xác cấp 5-7 và độ nhám bề mặt Ra=2,5 - 0,63, đôi khi cần đạt Ra= 0,32 - 0,16. Sai số hình dáng của các lỗ là 0,5 - 0,7 dung sai đường kính lỗ. Dung sai khoảng cách tâm giữa các lỗ phụ thuộc vào chức năng của nó. Nếu lỗ lắp trục bánh răng thì dung sai bằng 0,02 - 0,1 mm. Dung sai độ không song song của các tâm lỗ bằng dung sai của khoảng cách tâm. Độ không vuông góc của các tâm lỗ khi lắp bánh răng côn và trục vít là 0,02 - 0,06 mm. Dung sai độ không đồng tâm của các lỗ bằng 1/2 dung sai đường kính lỗ nhỏ nhất. Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trong khoảng 0,01 - 0,05 mm trên 100 mm bán kính.
Xem chi tiết tại đây (khi download về các bạn đổi đuôi .doc thành .ppt để đọc)