Dạng thuốc
là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể. được bào chế để phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản. Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên) ...
là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể. được bào chế để phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản.
Theo thể chất:
- Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên)
- Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel)
- Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro)
Theo đường dùng:
- Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch)
- Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền)
- Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng)
- Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...)
Dung dịch thuốc là những chế phẩm được tạo thành bằng cách hoà tan một hay nhiều dược chất trong một hoặc một hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể dùng bằng đường uống hay bằng đường tiêm hay dùng ngoài.
Các dung môi hay dùng là: các dạng dung dịch nước, cồn hay dung dịch dầu.
Ưu điểm của dạng thuốc này là thuốc ngấm nhanh, tác dụng nhanh hơn các dạng thuốc rắn và không gây kích ứng khi tiếp xúc với niêm mạc. Hơn nữa, dược chất dễ hoà tan nên có thể bào chế ở dạng thuốc giọt, rất tiện dùng cho người già và trẻ nhỏ.
Nhược điểm của dạng thuốc này là thường kém bền vững, nên không thể bảo quản lâu dài. Việc chia liều kém chính xác hơn dạng thuốc rắn. Vận chuyển gặp nhiều khó khăn do dung dịch thuốc được đóng gói cồng kềnh và dễ vỡ.
Liều dùng được chia theo muỗng cà phê (5ml) hay muỗng canh (15ml).
Không nên dùng dạng thuốc này để uống các dạng thuốc viên hay hoà tan các dạng thuốc bột để tránh tương kỵ hoá học.
Xiro là dạng thuốc lỏng, sánh và có chứa tỷ lệ đường cao (64%); do đó dạng thuốc này thường có vị ngọt dễ uống.
Ưu điểm: dạng thuốc này giúp che dấu được mùi vị khó chịu của thuốc nên tiện dùng cho trẻ em. Tỷ lệ đường cao nên thuốc có thể bảo quản được lâu và cũng có giá trị dinh dưỡng.
Nhược điểm: Hấp thu chậm do độ nhớt cao, do đó cần pha loãng hay uống kèm với nước nếu muốn tăng tốc độ hấp thụ.
Liều dùng: này được phân liều theo muỗng cà phê hay muỗng canh.
Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hay dùng ngoài có chứa dược chất rắn không hòa tan ở dạng hạt thật nhỏ được phân tán đồng nhất trong một dẫn chất thích hợp.
Các chất dẫn thường gặp: nước, nước thơm, dung dịch dược chất...
Ưu điểm: hạn chế được nhược điểm của một số dược chất khi hoà tan kém bền vững hoặc có mùi vị khó uống và gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá.
Cần lắc kỹ trước khi sử dụng.
Nhũ tương là dạng thuốc lỏng chứa các tiểu phân lỏng phân tác đồng nhất trong một chất lỏng khác không đồng tan. Có thể dùng để uống, tiêm hay dùng ngoài. Nhũ tương dạng lỏng dùng để uống gọi là nhũ dịch.
Ưu điểm: Che dấu mùi vị khó chịu của thuốc, giảm tác dụng gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá của dược chất. Nhũ tương dùng đường tiêm không gây tắc mạch như các thuốc tiêm dạng dầu.
Cần lắc kỹ trước khi sử dụng.
Có nhiều dạng thuốc viên: viên nang, viên nén, viên bao, viên ngậm, viên đặt dưới lưỡi, viên sủi, viên tác dụng kéo dài.
Viên nang
Viên nang là dạng thuốc rắn hay mềm được phân liều chính xác và được bào chế dưới dạng thích hợp (dung dịch, bột, hạt) đựng trong vỏ nang làm bằng gelatin hay tinh bột. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che dấu được mùi vị khó chịu, làm cho thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá huỷ. Vì vậy, không nên nhai để tránh làm hỏng vỏ nang, không tách bỏ vỏ nang để lấy phần dược chất bên trong để uống. Riêng đối với người lớn tuổi, phản xạ nuốt có thể giảm và có hiện tượng giảm tiết nên khi uống, ngậm viên thuốc trong miệng để làm mềm vỏ nang rồi nuốt với nước nhằm tránh hiện tượng thuốc dính ở thực quản.
Viên nén
Viên nén có nhiều hình dạng, kích thước; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản. Tốt nhất là nên uống vơi nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 150ml). Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê.
Viên bao
Viên bao là dạng thuốc ở dạng viên nén được bao thêm một lớp màng thích hợp nhằm mục đích che giấu mùi vị khó chịu của dược chất, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá huỷ, hay kiểm soát sự giải phóng dược chất (giúp giải phóng thuốc chậm).
Viên ngậm
Viên ngậm thường được dùng để sát khuẩn, chông viêm trong khoang miệng. Dược chất được phóng thích từ từ.
Viên ngậm dưới lưỡi
Viên ngậm dưới lưỡi thường được dùng khi cần tác dụng nhanh của thuốc hoặc tránh sự phân huỷ ở dịch vị và ở gan. Dược chất phải được phóng thích nhanh, và nhanh chóng cho tác dụng toàn thân.
Viên sủi
viên sủi bọt là một trong những dạng viên pha dung dịch hay hỗn dịch dùng để uống hoặc dùng ngoài. một số ưu nhược điểm:
ưu điểm: dùng thích hợp cho những người khó nuốt viên nén
giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất
tăng sinh khả dụng cho một số viên nén
che dấu mùi vị
nhược điểm: viên phải được điều chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm
do chứa một lượng muối kiềm khá lớn (natri carbonat, natri hydrocarbonat, kali carbonat) nên viên sủi không dùng cho
người kiêng muối
một số trường hợp viên sủi gây kiềm hoá máu làm ảnh hưởng đến hấp thu 1 số chất
thành phần viên sủi gồm dược chất và tá dược.
dược chất đóng vai trò quan trọng nhất
tá dược: tá dược trơn có vai trò lớn trong đảm bảo độ bền cơ học, dược động học của viên
một số lưu ý:
với những người bị cao huyết áp có thể vẫn dùng thuốc viên sủi được dù đã có khuyến cáo nếu sử dụng muối tạo khí là KHCO3, vì kali
trong máu có vai trò hạ áp. mặt khác acid sử dụng là vitamin c (ascorbic) để tạo khí có vai trò làm bền vững thành mạch, ổn định
huyết áp. hai loại tá dược: KHCO3 và ascorbic được sử dụng nhiều trong bào chế viên sủi cho người cao huyết áp.
Viên tác dụng kéo dài
Viên tác dụng kéo dài thường chứa lượng dược chất cao hơn bình thường và giải phóng từ từ lượng dược chất này trong đường tiêu hoá để kéo dài tác dụng của thuốc, giảm số lần sử dụng thuốc. Thường sinh khả dụng của dạng thuốc này, phụ thuộc nhiều vào thời gian lưu trú tại dạ dày vì nếu thuốc nằm tại dạ dày lâu qua thì vỏ bao sẽ rã ngay dưới tác dụng của dịch vị và ngược lại. Do đó, để đảm bảo tác dụng của thuốc, nên uống xa bữa ăn trừ những thuốc kích ứng dạ dày.
Thuốc tiêm truyền
SỞ Y TẾ NGHỆ AN BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂY BẮC NGHỆ AN
Số: QĐ/GĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái hoà, ngày tháng năm 2010
QUYẾT ĐỊNH (Về việc lựa chọn nhà cung cấp thuốc)
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐKKV TÂY BẮC NGHỆ AN
- Căn cứ luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 - Căn cứ nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng. - Căn cứ thông tư 10/2007/TTLT-BYT-BCT ngày 10/08/2007 của liên Bộ Y tế tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập. - Xét năng lực nhà cung cấp thuốc: Công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An QUYẾT ĐỊNH
Điều I. Nay chỉ định cho: Công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ cung cấp 09 mặt hàng thuốc sau đây cho Bệnh viện đa khoa khu vực tây bắc tỉnh Nghệ An:
TT Tên thuốc nồng độ hàm lượng Nguồn gốc ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Dolargan 100mg Hungari Ống 270 21.000 5.670.000 2 Morphin HCL 0,01g TW1 Ống 110 5.250 577.500 3 Fentanyl 0,1mg Ba lan Ống 370 21.000 7.770.000 4 Mekoluxen(Diazepam) 5mg Việt Nam Viên 1.500 315 472.500 5 Ephedrin 10mg TW2 Ống 500 5.250 2.625.000 6 Seduxen 10mg Hungari Ống 130 8.400 1.092.000 7 Ketamin 50mg Đức Ống 30 36.750 1.102.500 8 Gardenal 10mg TW1 Viên 100 157,5 15.750 9 Seduxen 5mg Hungari Viên 3.000 682,5 2.047.500 Tổng cộng: 21.372.750
Số tiền bằng chữ: Hai mươi mốt triệu ba trăm bảy mươi hai ngàn bảy trăm năm mươi đồng
Điều 2: Hai bên thương thảo ký hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3: Quyết định này có hiểu lực kể từ ngày ký, các đơn vị và phòng ban liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Nơi nhận -Như điều 1 -Kho bạc nhà nước Thái hoà -Phòng TCKT, Dược -Lưu VT GIÁM ĐỐC