31/03/2021, 15:36

Dàn ý bài văn tả bác bảo vệ trường em số 7 - 8 Dàn ý bài văn tả bác bảo vệ trường em (lớp 5) hay nhất

I. MỞ BÀI - Giới thiệu bác bảo vệ - một con người lao động rất bình dị trong cuộc sống. - Ấn tượng chung của em về bác bảo vệ nhất là khi bác đang làm việc. (VD : Cảm thấy gần gũi, trân trọng hơn những con người lao động xung quanh ta) II. THÂN BÀI 1. Tả bao quát ngoại ...

I. MỞ BÀI
- Giới thiệu bác bảo vệ - một con người lao động rất bình dị trong cuộc sống.
- Ấn tượng chung của em về bác bảo vệ nhất là khi bác đang làm việc.
(VD : Cảm thấy gần gũi, trân trọng hơn những con người lao động xung quanh ta)


II. THÂN BÀI
1. Tả bao quát ngoại hình

- Tên của bác (tên thật và tên biệt danh gắn liền với một đặc điểm nào của bác mà mọi người thường gọi với tình cảm yêu quý)
- Độ tuổi của bác (độ tuổi trung niên)
- Dáng người (nhỏ nhắn / tầm thước/ đậm người…)
- Trang phục (quần áo đồng phục của bảo vệ: áo xanh dương, vai áo có gắn cầu vai, tay và ngực áo có phù hiệu bảo vệ trông rất lịch sự, quần tối màu…)
- Khuôn mặt (chọn những nét đặc trưng trên khuôn mặt để tả: mái tóc điểm sợi bạc, khuôn mặt vuông vắn chữ điền, nước da bánh mật, vầng trán cao, đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ, nhân hậu…)
- Bàn tay: nổi lên những đường gân và những nếp nhăn.


2. Tả cụ thể bác lao công khi làm việc

- Công việc bác làm hằng ngày gồm những gì, đây là những công việc như thế nào ?(viết ngắn gọn, tránh lạc sang văn tự sự)
+ Canh gác ngày đêm, trông coi ngôi trường
+ Ghi vé xe, hướng dẫn các bạn học sinh đến trường để đúng vị trí
+ Đánh trống báo hiệu giờ ra vào lớp, bao quát học sinh vui đùa vào các giờ ra chơi
+ Kiểm tra, hướng dẫn khách đến trường
+ Chăm sóc cây cối trong khuôn viên trường, bảo vệ cơ sở vật chất của trường
=> Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cao. Công việc của bác bình dị, thầm lặng nhưng vô cùng ý nghĩa
- Lựa chọn một việc cụ thể bác làm để miêu tả làm rõ dáng điệu, cử chỉ, thái độ, hiệu quả của công việc ấy
VD : Bác đánh trống báo hiệu giờ ra vào lớp.
+ Dụng cụ bác mang theo: cây dùi gỗ, học sinh chúng em thường gọi đùa là cây gậy sấm sét của Thiên Lôi
+ Động tác của bác: tay trái đặt lên mép trống, tay phải cầm chắc dùi trống giơ cao, bác đứng nghiêng người, mặt xoay về hướng trống, chân tách rộng bằng vai, lưng hơi khum nhẹ, bác dùng lực thật mạnh đánh dùi vào mặt trống
+ Cánh tay rắn chắc đưa đi đưa lại nhanh thoăn thoắt, lặp đi lặp lại động tác đánh vào mặt trống
+ Dưới bàn tay ấy,tiếng trống vang lên thật giòn giã, tưng bừng, như thúc giục.
+ Vẻ mặt của bác rất chăm chú, dường như bác đang dồn mọi sức mạnh của mình vào đôi tay để tạo ra tiếng trống thật to, thật mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Tiếng trống của bác như có tác dụng kì diệu làm sân trường thay đổi trạng thái trong chốc lát: sân trường đang đông vui, tấp nập sau tiếng trống vào lớp chỉ ít phút bỗng trở nên thật yên tĩnh, vắng lặng và ngược lại
+ Trông bác lúc đánh trống thật oai vệ, tựa như vị thần Thiên Lôi đang dùng vũ khí của mình tạo ra tiếng sấm làm vang động bầu trời. - Tạo một tình huống để miêu tả chi tiết và bộc lộ cảm xúc sâu sắc
VD : Khi con nói chuyện với bác (chia sẻ của bác về cuộc đời bác, về công việc, con cảm nhận sự tận tâm và thêm trân trọng bác, công việc của bác)
Khi bác cầm ô đưa đón học sinh từ xe tuyến vào trường những hôm trời mưa : quần áo ướt hết nhưng bác vẫn miệt mài lo cho các cháu học sinh, em cảm thấy vô cùng cảm động.
(Chọn tình huống giúp con hiểu rõ nhất về vẻ đẹp của bác và thấm thía tầm quan trọng của công việc giản dị, thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa)


III. KẾT BÀI
- Thêm yêu quý bác bảo vệ
- Thầm cảm ơn công việc, sự đóng góp, hi sinh thầm lặng của bác dành cho ngôi trường, dành cho các bạn học sinh

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0