Dàn ý bài Nghị luận về chủ đề Văn học và tình thương
1. Mở bài: – Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ, nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương. 2. Thân bài: a) Tình yêu ...
1. Mở bài:
– Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ, nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
– Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
* Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)…
b) Tình cảm gia đình:
– Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
* Dẫn chứng: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c) Văn học luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân
Những câu truyện cổ tích về lòng nhân ái:
– Thạch Sanh: cha mẹ mất sớm nhà nghèo nhưng Thạch Sanh vẫn quan tâm giúp đỡ mọi người
+ Giúp đỡ mẹ con Lý Thông
+ Cứu công chúa
+ Xin tha cho mẹ con Lý Thông
+ Dùng tiếng đàn để cảm hóa giặc, đãi chúng bữa cơm
=> Tất cả những hành động ấy xuất phát từ lòng thương người. Và cuối cùng chàng cưới được công chúa và sống hạnh phúc. Đó là phần thưởng dành cho người biết yêu thương người khác
– Truyện Sọ Dừa: Cô út là con gái nhà giàu nhưng không kiêu ngạo như các chị mà rất nhân từ với mọi người.
+ Khi từ đảo hoang trở về cô tha thứ chó các chị đã đẩy cô xuống biển. => Những việc làm ấy của cô cũng xuất phát từ lòng thương người và cún giống như Thạch Sanh, cô út cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc
– Trong ca dao, tục ngữ: tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là 1 chủ đề phong phú
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
– Những câu chuyện hiện thật về lòng nhân hậu:
+ Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta bắt gặp tấm lòng thương người của ông giáo
+ Tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố chỉ là vài lời hỏi thăm của bà lão hàng xóm của chị Dậu nhưng ta thấy được sự quan tâm thương yêu gia đình chị.
3. Kết bài:
– Văn học Việt Nam đã thể hiện đầy đủ, chân thật đời sống tình cảm của con người nơi đây.
– Văn học thể hiện sâu sắc khía cạnh ca ngợi những người luôn biết thương yêu người khác.