TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Ngày thành lập: 14.8.1967
Năm đầu đào tạo tại Xuân Hoà: 1975
Địa chỉ: P. Xuân Hoà, Tx.Phúc Yên, T. Vĩnh Phúc
ĐT: (0211) 3863 416. Fax: (0211) 3863 207
Email: dhsphn2@moet.edu.vn Website:http://www.hpu2.edu.vn.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
Huân chương Độc lập hạng Ba
Quy mô: 10 000 sinh viên
Đội ngũ: 581 cán bộ, viên chức. Trong đó có 3 Nhà giáo Ưu tú, 14 Giảng viên cao cấp, 17 Phó giáo sư, 109 Tiến sỹ, 184 Thạc sỹ, 54 Cử nhân, 365 Giảng viên...
Đảng bộ có: 26 chi bộ, 302 đảng viên.
| |
BTĐU, HIỆU TRƯỞNG | PGS. TS. Nguyễn Quang Huy |
PHÓ HIỆU TRƯỞNG | GVC. TS. Trịnh Đình Vinh GVC. TS. Nguyễn Phụ Thông Thái |
Đào tạo:
- Cử nhân khoa học các ngành Sư phạm và Cử nhân khoa học khoa học cơ bản, kĩ thuật, công nghệ.
- Thạc sĩ khoa học các chuyên ngành khoa học cơ bản và quản lý giáo dục.
- Tiến sĩ.
11 khoa:
Khoa Toán
Khoa Vật lý
Khoa Sinh- KTNN
Khoa Ngữ văn
Khoa Giáo dục Tiểu học
Khoa Giáo dục Mầm non
Khoa Hoá học
Khoa Giáo dục Chính trị
Khoa Giáo dục Thể chất
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Lịch sử.
1 bộ môn trực thuộc: Bộ môn Tâm lý - Giáo dục.
9 phòng chức năng:
Phòng Tổ chức Cán bộ
Phòng tác Chính trị - Học sinh sinh viên
Phòng Đào tạo
Phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế
Phòng Sau đại học
Phòng Tài vụ
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Quản trị đời sống
Phòng Thanh tra.
9 đơn vị trực thuộc:
Viện Công nghệ Thông tin,
Viện Nghiên cứu Sư phạm
Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng
Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng giáo dục
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - AN trường ĐHSP Hà Nội 2
Thư viện
Trạm Y tế
Ban Quản lý KTX Sinh viên
Ban Bảo vệ.
16 ngành cử nhân Sư phạm:
Toán học, Toán chất lượng cao, Vật lí, Kĩ thuật Công nghiệp, Hóa học, Sinh học, Kĩ thuật Nông nghiệp, Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Giáo dục Thể chất, Quốc phòng An ninh, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Lịch sử, Tiếng Anh, Tin học
10 ngành cử nhân khoa học:
Toán học, Công nghệ Thông tin, Văn học, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Hóa học, Sinh học, Vật lí, Lịch sử, Việt Nam học.
17 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ:
Toán Giải tích, Toán ứng dụng, Vật lí chất rắn, Lí luận và Phương pháp dạy học Vật lí, Sinh học thực nghiệm, Sinh thái học, Động vật học, Giáo dục học bậc Tiểu học, Lí luận văn học, Vật lí lí thuyết và Vật lí toán, Khoa học máy tính, Quản lý Giáo dục, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng việt, Giáo dục mầm non, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học, Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam.
5 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ:
Toán Giải tích, Giáo dục Tiểu học, Vật lí lí thuyết và Vật lí Toán, Quản lý Giáo dục, Sinh lý học thực vật.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trải qua hai giai đoạn phát triển.
A. Giai đoạn 1967 - 1975
Trường được thành lập theo quyết định số 128/CP, ngày 14/8/1967 của Hội đồng Chính phủ. Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học tự nhiên cho các trường phổ thông và được đặt ở Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Nội. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Cảnh Toàn là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường.
Giai đoạn 1967-1975, Trường gồm các khoa tự nhiên: Khoa Toán, Khoa Vật lý, Khoa Hoá, Khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp, Khoa Kĩ thuật công nghiệp và Khoa cấp 2 của Trường ĐHSP Hà Nội.
Trường đã đào tạo được hàng ngàn giáo viên và cán bộ giáo dục. Nhiều cán bộ, sinh viên đã tham gia trực tiếp cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nhiều cán bộ đã được thực tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Trường đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển các ngành khoa học cơ bản và sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
B. Giai đoạn từ 1975
Ngày 11/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra Quyết định số 872/QĐ về việc cải tạo xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để mỗi trường đều hoàn chỉnh, có các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 khoa học xã hội, các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 khoa học tự nhiên và chuyển Trường ĐHSP Hà Nội 2 lên Xuân Hoà, Sóc Sơn, Hà Nội. Từ đó, Trường bước vào giai đoạn mới, xây dựng và phát triển toàn diện.
I. Thời kì 1975-1985
Đây là thời kì đầy thử thách nhưng cũng thật tự hào của mọi cán bộ và sinh viên.
Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đông đảo và một hệ thống tương đối hoàn chỉnh các khoa, phòng, ban và đơn vị trực thuộc, đáp ứng toàn diện những lĩnh vực hoạt động của trường.
Trường có 8 khoa, 9 phòng, 4 bộ môn và 2 đơn vị trực thuộc.
Các khoa: Ngữ Văn, Toán, Vật lý, Hoá, Địa lý, Sinh - KTNN, Tại chức, Quân sự.
Các phòng: Tổ chức cán bộ, Tuyên huấn, Giáo vụ, Khoa học, Tài vụ, Tổng hợp - Hành chính, Quản trị - Đời sống, Quản lý nhà ăn và Y tế.
Các đơn vị trực thuộc: Thư viện và Xưởng in.
Các bộ môn trực thuộc: Mác - Lê nin, Tâm lý - Giáo dục, Ngoại ngữ và Thể dục thể thao.
Trường đào tạo đại học các ngành: Ngữ Văn, Toán, Vật lý, Địa lý và Sinh-KTNN với 4 hệ đào tạo: hệ chính quy, hệ chuyên tu, hệ tại chức và hệ đào tạo chuẩn hoá chương trình đại học sư phạm bốn năm.
Trường tổ chức giảng dạy các lớp bổ túc chương trình phổ thông cho cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị khu vực Xuân Hoà, Mê Linh.
Hàng trăm cán bộ đã trưởng thành. Hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp. Gần một ngàn giáo viên trung học phổ thông các tỉnh, thành phố được đào tạo đạt chuẩn trình độ đại học 4 năm. Hàng trăm cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị đã đạt được bằng tốt nghiệp trung học bổ túc.
II. Thời kì 1985-1995
Để đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu xã hội, quy mô đào tạo của Trường bị thu hẹp. Với tiềm lực trí tuệ và quyết tâm, Trường đã có những quyết định quan trọng, tạo nên vị thế mới: mở hệ đào tạo giáo viên cốt cán cấp hai, giáo viên cốt cán bậc Tiểu học và chuyên ngành sau đại học: Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi; kiên trì xây dựng đội ngũ, từng bước mở rộng phạm vi tuyển sinh và hình thức đào tạo, giữ ổn định và tự khẳng định vươn lên.
Thời kì này, Trường có 470 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 190 cán bộ giảng dạy. Cùng với các khoa hiện có, Trường mở Khoa Thiết bị dạy học, thành lập Bộ môn Tin học, Ban Quản lý ký túc xá, Ban Lao động sản xuất và Dịch vụ, Tổ Bảo vệ, Trường Trung học phổ thông Dân lập Châu Phong.
Từ năm 1985, Trường mở các lớp đào tạo cử nhân khoa học: Giáo viên Vật lý - Thiết bị dạy học, Giáo viên cốt cán cấp 2 tại các tỉnh: Hà Bắc, Vĩnh Phú, các ngành Ngữ văn và Toán cho cán bộ của Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, các lớp đại học tại chức ở Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Hà Nam Ninh và Tỉnh Hà Bắc. Thời gian này, Trường mở các ngành đào tạo cử nhân khoa học: Sinh - Hoá, Toán - Tin và Lý - KTCN.
Từ nă 1988, Trường đào tạo sau đại học chuyên ngành Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi, Đến năm 1991 đào tạo cấp bằng Thạc sĩ khoa học cho chuyên ngành này; từ năm 1995, đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý và tổ chức công tác văn hoá, giáo dục.
Từ năm 1991, Trường đào tạo cử nhân khoa học hệ cử tuyển các ngành Toán - Lý, Sinh - Hoá.
Từ năm 1992, Trường đào tạo cử nhân cao đẳng gồm 4 ngành: Văn - Sử, Toán - Tin, Toán - Lý, Sinh - Hoá tại Tỉnh Ninh Bình và đầo tạo các lớp cao đẳng Văn - Sử, Văn - Địa, Toán - Lý, Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp cho Tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong mười năm, số sinh viên đã tuyển gọi và đào tạo: hệ chính quy: 3000, hệ cử tuyển: 200, hệ chuyên tu: 1000, trong đó có 77 sinh viên của hai lớp cán bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, 57 sinh viên của hai lớp Vật lý - Thiết bị và 400 sinh viên của 6 khoá giáo viên cốt cán cấp 2 đào tạo tại Trường.
Số học viên sau đại học của hai khoá đào tạo là 55 .
Số sinh viên cao đẳng sư phạm đào tạo ở các địa phương là 1000.
Nhiều cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Một số cán bộ đã vượt qua rất nhiều khó khăn hoàn thành Luận án Tiến sĩ tại các Trường đại học và Viện nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài.
Thời kì này, Trường đã xuất bản được hơn năm mười đầu giáo trình, nhiều bài giảng và tư liệu tham khảo. Nhiều giảng viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là giảng viên chính. Nhiều sinh viên đã bảo vệ xuất sắc khoá luận tốt nghiệp.
Trường và các đơn vị đã tổ chức sản xuất đồ gốm sứ, trồng 15 héc ta rừng ở Xã Ngọc Thanh, sản xuất cây giống, làm công nghệ nước giải khát, mở các lớp điện tử, vô tuyến ... .
Trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (Năm 1986 ) và Huân chương Lao động hạng Hai (Năm 1995) nhân dịp kỉ niệm 20 năm đào tạo tại Xuân Hoà.
III. Thời kì 1995-2005
Đây là thời kì Trường phát triển vững chắc, mở rộng quy mô, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, chuẩn hoá đội ngũ, cải thiện đời sống, có vị trí xứng đáng trong mạng lưới các trường đại học.
Trường có hơn 400 cán bộ, công chức (261 cán bộ giảng dạy, trong đó PGS và TS: 38, Giảng viên cao cấp: 1, GVC và ThS: 175). Trong thời gian này, 15 giảng viên của Trường đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, 21 nhà giáo của Trường đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Năm 1997, Trường thành lập Khoa Giáo dục Tiểu học, Khoa Cao đẳng Sư phạm, Phòng Sau đại học và Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2.
Trường đào tạo cử nhân khoa học các ngành: Toán, Toán-Tin, Toán - Lý, Vật lý, Lý-KTCN, Lý-Tin, Sinh học, Sinh-KTNN, Sinh-Hoá, Hoá học, Ngữ Văn, Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục tiểu học, Cử nhân khoa học và quản lý; Giáo viên giáo dục quốc phòng; đào tạo Cử nhân cao đẳng các ngành: Toán-Tin, Toán-Lý, Văn-Sử, Sinh-Hoá, Sinh-KTNN; các chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ khoa học: Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi; Quản lý và tổ chức công tác văn hoá, giáo dục, Quản lý và tổ chức công tác văn hoá, giáo dục có lồng ghép giới cho các nữ cán bộ quản lý văn hoá và giáo dục trong cả nước.
Từ năm 1995, quy mô tuyển sinh của Trường là 1000 sinh viên/ năm.
Trường đã triển khai thực hiện 2 đề tài và 1 dự án cấp Nhà nước, 49 đề tài cấp Bộ và 126 đề tài cấp trường; mở các hội nghị khoa học: Hội nghị Khoa học Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn (1995), Hội nghị Khoa học cơ bản và ứng dụng (1997), Hội nghị Khoa học hướng tới thế kỉ XXI (1999), Hội nghị Khoa học tiến tới kỉ niệm 35 năm thành lập trường và 27 năm đào tạo tại Xuân Hoà (2001), Hội nghị Khoa học "Khoa học và phát triển" (2003), cùng nhiều Hội nghị khoa học Trẻ dành riêng cho sinh viên và cán bộ trẻ.
Trường đã xây dựng được khu giảng đường mới kiên cố gồm 4 công trình với hơn 10 000 mét vuông sàn, 61 phòng học trang bị đủ tiện nghi và 1 giảng đường 250 chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn; đã xây dựng được nhà 4 tầng mở rộng khu hành chính; đang xây dựng nhà học đa năng 8 tầng với 6500 mét vuông và nhà ký túc xá sinh viên khép kín 5 tầng; nâng cấp các nhà tập thể thành các căn hộ khép kín.
Trường đã đầu tư nhiều tỉ đồng cho các phòng thí nghiệm vật lý, hoá học, sinh học và tin học; mua các phương tiện điện tử, tin học, nối mạng internet, intranet, các phương tiện giao thông.
Trường triển khai: Tiểu dự án Thư viện trong Dự án đại học với 500 000 USD, Dự án Nâng cao chất lượng đào tạo tin học ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 với 3 900 000 000 ĐVN và Dự án Phòng thí nghiệm Sinh Hoá.
Trường đã cải thiện điều kiện công tác, sinh hoạt của cán bộ, sinh viên: điện, nước, môi trường sống được nâng cấp; tăng cường phúc lợi chung và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.
Trường đã tổ chức thành truyền thống các Hội thi "Giọng hát hay, vũ điệu đẹp", Hội thi sáng tác "Trường ĐHSP Hà Nội 2 thân yêu", Hội diễn văn nghệ "Đài sen dâng Bác" và Niên san Đại học Sư phạm Hà Nội 2; xuất bản sách "Trường ĐHSP Hà Nội 2 - 35 năm xây dựng và trưởng thành", "Những tấm lòng" và những ấn phẩm khác.
Trường đã liên kết, hợp tác đào tạo với Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Trung tâm Công nghệ giáo dục.
Từ năm 1996, Trường tham gia tổ chức và là hạt nhân Cụm liên kết Sư phạm Trung Bắc gồm 8 trường: CĐSP Vĩnh phúc, ĐH Hùng Vương, CĐSP Tuyên Quang, CĐSP Hà Giang, CĐSP Yên Bái, THSP Yên Bái, CĐSP Lào Cai và Trường ĐHSP Hà Nội 2, có nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác tích cực: tổ chức thành công các Hội giao lưu Cụm Sư phạm Trung - Bắc lần 1, ĐHSP Hà Nội 2 (ở Xuân Hoà), 1996; lần 2, Yên Bái, 1998; lần 3, Tuyên Quang, 2000; lần 4, Lào Cai, 2002; lần 5 tại Hà Giang, 2004.
Nhiều cán bộ của trường đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, được phong hàm Phó Giáo sư, được tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Một cán bộ được trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba. Nhiều cán bộ được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen. Nhiều đơn vị được công nhận "Tập thể lao động xuất sắc". Nhiều cán bộ được trao tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ" và "Giảng viên giỏi cấp Bộ".
IV. Thời kì 2005-2015
Năm 2005, Trường thành lập Khoa Tin học, Khoa Hoá học, Trung tâm Khảo thí.
Năm 2007, Trường thành lập Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Ngoại Ngữ, Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Trung tâm Tin học và Thiết bị kĩ thuật, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trường đào tạo cử nhân khoa học các ngành sư phạm: Toán, Vật lý, Kĩ thuật, Sinh học, Hoá học, Ngữ Văn, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Công dân, Giáo dục Mầm non, Thể dục Thể thao và Giáo dục Quốc phòng, Kĩ thuật Nông ghiệp (kết hợp sư phạm kĩ thuật công nghiệp và sư phạm Kinh tế gia đình); Cử nhân khoa học các ngành: Tin học, Tiếng Anh, Việt Nam học, Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Văn học, Lịch sử; các chuyên ngành đào tạo Thực sĩ khoa học: Toán Giải tích; Vật lí chất rắn, Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí, Sinh học thực nghiệm.
Từ năm 2007, quy mô tuyển sinh của Trường là 1600 sinh viên/ năm.
Trường đã triển khai thực hiện nhiều đề tài khoa học công nghệ và dự án cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ và đề tài cấp trường; mở các hội nghị khoa học: Hội nghị Khoa học "Khoa học - Đào tạo - Thực tiễn" (2005), Hội nghị Khoa học trẻ tiến tới kỉ niệm 40 năm thành lập trường và 32 năm đào tạo tại Xuân Hoà (2006) cùng nhiều Hội nghị khoa học Trẻ dành riêng cho sinh viên và cán bộ trẻ.
Trường đã xây dựng được 3 nhà kí túc xá sinh viên 5 tầng với công trình phụ khép kín, công trình nước sạch mới (2006), xây dựng và triển khai thực hiện dự án mở rộng khu giảng đường giai đoạn 2, dự án Trung tâm giáo dục Quốc phòng và giáo dục thể chất, dự án "Hạ tầng cơ sở kĩ thuật trường học".
Trường đã xây dựng và thực hiện các dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu Phòng thí nghiệm sinh hoá, Phòng thí nghiệm khoa học Vật liệu, Thư viện, Trung tâm Tin học, Câu lạc bộ Internet sinh viên, Vườn cây Tiến sĩ ....
Trường đã cải thiện điều kiện công tác, sinh hoạt của cán bộ, sinh viên: điện, nước, môi trường sống được nâng cấp; tăng cường phúc lợi chung và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên.
Trường tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thống: các Hội thi "Giọng hát hay, vũ điệu đẹp", Hội thi sáng tác "Trường ĐHSP Hà Nội 2 thân yêu", Hội diễn văn nghệ "Đài sen dâng Bác" và Niên san Đại học Sư phạm Hà Nội 2; xuất bản sách "Đảng đã cho ta cả mùa xuân, cả cuộc đời", "Trường ĐHSP Hà Nội 2 trên con đường đổi mới và phát triển" và những ấn phẩm khác.
Trường tiếp tục liên kết, hợp tác đào tạo với Học viện quản lí Giáo dục (tiền thân là Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo) các cơ sở đào tạo khác.
Trường tham gia tổ chức thành công các Hội giao lưu Cụm Sư phạm Trung - Bắc lần 6, Phú Thọ, 2006.
Nhiều cán bộ đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Nhiều cán bộ được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dụ và Đào tạo tặng Bằng khen. Nhiều đơn vị được công nhận "Tập thể lao động xuất sắc". Nhiều cán bộ được trao tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ" và "Giảng viên giỏi cấp Bộ".
Thành tựu
Đến 8/2007, đào tạo được hơn 20 nghìn cử nhân khoa học hệ chính qui, trong đó 95% làm giáo viên, 4500 chuyên gia cốt cán giáo dục, 550 thạc sĩ; đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng cho gần 6000 giáo viên các trường phổ thông. Hoạt động khoa học công nghệ: 3 chương trình quốc gia; các đề tài KHCN: cấp Nhà nước: 5, cấp bộ: 87, cấp trường: 230; xây dựng chương trình, viết giáo trình đáp ứng đào tạo.
Hơn 90 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
1 NGND, 13 NGƯT, 7 PGS