Đặc trưng tiêu hóa thức ăn ở bò sữa
Khác với ngựa, lợn, chó và người, bò sữa thuộc loài nhai lại. Dạ dầy của bò bao gồm bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ba túi đầu được gọi chung là dạ dầy trước (không có tuyến tiêu hoá), còn dạ múi khế là dạ dầy thực (có ...
Khác với ngựa, lợn, chó và người, bò sữa thuộc loài nhai lại. Dạ dầy của bò bao gồm bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ba túi đầu được gọi chung là dạ dầy trước (không có tuyến tiêu hoá), còn dạ múi khế là dạ dầy thực (có các tuyến tiêu hoá giống như ở các loài động vật dạ dầy đơn). Dạ cỏ có dung tích rất lớn (khoảng 100-150 lít), chiếm tới 80 % dung tích của toàn bộ dạ dầy.
Dạ cỏ không tiết dịch tiêu hoá và axít chlohydric mà ở đây diễn ra quá trình tiêu hoá nhờ lên men vi sinh vật. Người ta ví dạ cỏ như một thùng lên men lớn. Những vi sinh vật sống trong dạ cỏ là những vi sinh vật có lợi, không gây độc hại cho gia súc. Chúng được cảm nhiễm từ bên ngoài vào (qua thức ăn, nước uống và truyền từ gia súc trưởng thành sang bê con). Vi sinh vật dạ cỏ sinh sôi, nảy nở và phát triển rất mạnh. Trong một ngày đêm chúng có thể sinh sản được 4-5 thế hệ.
Vi sinh vật sống và phát triển mạnh được trong dạ cỏ là nhờ tại đây có các điều kiện thích hợp như :
- Nhiệt độ luôn được duy trì ổn định ở 38-42°C.
- pH ổn định (pH = 6,0-7,1) nhờ nước bọt tiết xuống liên tục trung hoà các axit béo do lên men tạo ra, đồng thời các axit này được hấp thu liên tục qua vách dạ cỏ.
- Môi trường yếm khí (hàm lượng oxy dưới 1%).
- Dạ cỏ vận động yếu, thức ăn được đưa vào liên tục và dừng lại lâu, làm cho vi sinh vật có điều kiện tốt để khai thác và sử dụng.
- Dạ dày kép và vi sinh vật dạ cỏ
- Đặc điểm dạ dày kép
- Hệ vi sinh vật dạ cỏ
- Tiêu hóa cơ học và nhai lại
- Vai trò của vi sinh vật dạ cỏ
- Chuyển hóa Gluxit
- Chuyển hóa các chất Nito
- Chuyển hóa lipit
- Tổng hợp vitamin
- Giải độc
Xem chi tiết tại đây